Tin vắn giá cả thủy sản đáng chú ý trong tuần 29 năm 2018

Những tin vắn đáng chú ý bao gồm: Người nuôi cá bớp phấn khởi nhờ giá tăng cao, giá cá tra giống tăng trở lại, cá lăng Bình Phước rớt giá

Tin vắn giá cả thủy sản đáng chú ý trong tuần 29 năm 2018
Thu hoạch cá tra giống ở ĐBSCL

1. Người nuôi cá bớp phấn khởi nhờ giá tăng cao

Tại các huyện đảo nuôi cá bớp trong lồng bè nhiều như: Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang), vụ cá năm nay nông dân phấn khởi vì giá tăng mạnh, sốt hàng.

Hiện thương lái mua tại bè cá loại 1 (4 - 6 kg/con trở lên) 21.000 - 22.000 đồng/kg,loại 2 (3 - 3,5 kg/con) giá 180.000 - 190.000 đồng/kg, tăng từ 25.000-30.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo người nuôi, cá bớp luôn được thị trường ưa chuộng vì thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, sản lượng thường không đủ đáp ứng thị trường.

Ông Trần Văn Nung, ở xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Hải, vừa thu hoạch 3 bè nuôi cá bớp cho biết: Cá bớp nuôi khoảng 14 - 16 tháng mới thu hoạch, cá đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg/con,bán giá 210.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi trên 100 triệu đồng.

2. Nhộn nhịp cá giống Hậu Giang

Cá giống hầu như được các cơ sở sản xuất, kinh doanh quanh năm để phục vụ nhu cầu thả nuôi của người dân. Tuy nhiên, nhộn nhịp nhất vẫn là các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch.

Theo các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống trên địa bàn huyện Phụng Hiệp cho biết, để đáp ứng nhu cầu thả nuôi cá mùa nước nổi cũng như mô hình cá - lúa vụ 3, ngay từ tháng 3 và 4 âm lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã cho sinh sản nhiều loại cá giống đảm bảo nguồn cung chất lượng khi thả nuôi. Mặc dù thị trường cá giống đang “nóng” theo từng ngày nhưng so với cùng kỳ những năm trước thì giá cả một số loại cá rô phi, mè hoa, mè vinh, chép, trê vàng… vẫn tương đối ổn định, dao động từ 60.000-90.000 đồng/kg tùy loại.

Hiện tại, toàn huyện Phụng Hiệp có khoảng 45 cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyên cung cấp nguồn cá giống chất lượng cao cho người dân thả nuôi, tập trung nhiều nhất ở xã Thạnh Hòa.

Theo ngành chuyên môn tỉnh, tổng sản lượng thủy sản những tháng đầu năm trên địa bàn được 26.303 tấn, đạt 37,8% kế hoạch, tăng 0,86% so cùng kỳ; trong đó sản lượng nuôi 24.960 tấn, đạt 39,6% kế hoạch; khai thác nội địa được 1.343 tấn, đạt 49,7% kế hoạch.

3. Giá cá giống tăng trở lại

Sau nhiều tháng giảm giá, giữa tháng 7/2018 cá tra giống trên địa bàn của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã tăng trở lại, hộ nuôi phấn khởi xuất bán.

Cụ thể, một số hộ nuôi cá tra giống xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự xuất bán trong sáng ngày 16-7-2018 cho biết, giá cá tra giống loại 12 con/kg được thương lái thu mua tại ao nuôi là 24 ngàn đồng/kg trong khi trước đó chỉ 18 ngàn đồng/kg, tăng 6 ngàn đồng, chi phí đầu tư cho 1kg cá tra giống loại 12 con dao động từ 18 - 19 ngàn đồng, với giá bán này đa phần hộ nuôi đều có lãi.

4. Người nuôi cá lồng gặp khó vì giá rớt

 Giá cá lăng xuống thấp trong nhiều tháng qua khiến người nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng khi cá đến kỳ thu hoạch. Hiện giá cá lăng chỉ được 42 ngàn đồng/kg, mọi năm giá 65-70 ngàn đồng/kg.

Dù đã đến thời điểm thu hoạch nhưng lồng cá của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, một trong những hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ khu vực ấp Bình Đức 1, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập) vẫn còn gần 1.000 con cá lăng chưa thể xuất bán. Xã Đức Hạnh, hiện có trên 10 hộ theo nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ. Mỗi hộ nuôi từ 3-4 ngàn con, chủ yếu cá lăng và cá lóc. Khoảng 1 năm trở lại đây, giá cá bắt đầu xuống thấp, đặc biệt là cá lăng, khiến nghề nuôi cá lồng dần trở nên bấp bênh.

Đăng ngày 23/07/2018
TH
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:35 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:35 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:35 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:35 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:35 20/09/2024
Some text some message..