Tin vắn thủy sản địa phương tuần 6 - 2018

Tin vắn thủy sản tuần 6 năm 2018 gồm có: Lâm Hà (Lâm Đồng): Diện tích nuôi cá giảm,Hải Ninh (Quảng Bình): Xuất khẩu 500 tấn hải sản, Bình Thuận: Giá cá thu, cá bớp tăng, Nhơn Lý khai thác gần 12.000 con tôm hùm giống.

Tin vắn thủy sản địa phương tuần 6 - 2018
Tin vắn thủy sản địa phương tuần 6 - 2018

1. Lâm Hà (Lâm Đồng): Diện tích nuôi cá giảm

Ngành chức năng Lâm Hà cho biết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đang có chiều hướng giảm cả về diện tích và sản lượng.

Cụ thể, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tính đến thời điểm cuối năm 2017 vừa qua là 1.064 ha, giảm 6,6% so với năm trước. Tổng sản lượng thủy sản của huyện trong năm ước đạt 1.950 tấn, cũng giảm gần 6% so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của huyện, do việc nuôi quảng canh khá phổ biến, dù nhiều hộ nuôi có cải tiến nhưng hiệu quả cũng chưa cao. Cùng đó, cũng một phần do nguồn nước bị ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây lâu năm lâu dài đã ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, cá nuôi trong hồ bị nhiễm bệnh, chậm lớn hoặc bị chết.

2. Hải Ninh (Quảng Bình): Xuất khẩu 500 tấn hải sản

Toàn xã Hải Ninh có 8 chiếc tàu đánh bắt vùng biển khơi có công suất từ 330 CV trở lên (trong đó 2 tàu vây rút chì đăng ký tham gia đánh bắt vùng biển xa, 1 tàu vỏ sắt đóng mới theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ), 151 chiếc thuyền có động cơ từ 20 CV đến 30 CV, 393 chiếc thuyền có động cơ dưới 20CV và 55 chiếc thuyền không động cơ  tham gia hoạt động khai thác biển..

Năm 2017, tổng sản lượng đánh bắt toàn xã đạt trên 1.400 tấn, đạt 99,4% KH; trong đó xuất khẩu 500 tấn/510 tấn, đạt 98% KH; giá trị thu từ đánh bắt ước đạt 65 tỷ đồng. Các hộ và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã cũng đã cải tạo, xử lý ao hồ và môi trường nước để tiếp tục thả giống nuôi trồng thủy sản. Riêng sản lượng nuôi trồng của Công ty Thanh Hương đạt 324 tấn.

Ngoài ra, sản lượng thu hoạch của các hộ nuôi tôm ngoài địa bàn đạt 165 tấn. Tổng giá trị thu nhập từ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã đạt 13 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch.

3. Bình Thuận: Giá cá thu, cá bớp tăng

Những ngày qua tại các quầy bán cá thu, cá bớp ở chợ Lớn, chợ Phú Thủy(Phan Thiết) luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Theo các tiểu thương, cá thu, cá bóp thịt dai, thơm, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong những ngày tết và dù dự trữ lâu nhưng vẫn đảm bảo độ tươi ngon hơn các loại cá khác, vì thế người tiêu dùng chọn mua khá nhiều, thậm chí có rất đông khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Lạt đặt mua.

Hiện hai loại cá trên có giá từ 270.000 – 280.000 đồng/kg, tăng 10.000 – 20.000 đồng/kg so trước đây nửa tháng. Dự báo giá bán còn tăng cao vào những ngày tới khi cầu vượt cung, có thể bằng mức giá cận Tết Nguyên đán 2017 là 320.000 đồng/kg cá bớp, 400.000 đồng/kg cá thu.

4. Nhơn Lý khai thác gần 12.000 con tôm hùm giống

Ông Nguyễn Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Lý - TP Quy Nhơn, cho biết: Từ đầu vụ (tháng 11 Âm lịch 2017) đến nay, bà con ngư dân địa phương đã khai thác hơn 12.000 con tôm hùm giống (THG), tổng thu nhập hơn 3,3 tỉ đồng. Nhiều hộ khai thác THG  đạt hiệu quả cao, như hộ Mai Văn Chi, ở thôn Lý Hưng, khai thác trên 500 con, thu nhập 140 triệu đồng; hộ Lê Văn Khắp, ở thôn Lý Lương, 412 con, thu nhập 115 triệu đồng…

Được biết, cả xã có trên 150 phương tiện chuyên khai thác THG, trong đó có 123 thuyền thúng tập trung ở 2 thôn Lý Hưng và Lý Lương; còn lại là phương tiện ghe máy ở 2 thôn Lý Chánh và Lý Hòa. Thời vụ đánh bắt THG còn kéo dài cho đến hết tháng 2 năm nay.

Đăng ngày 08/02/2018
Tổng Hợp
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:52 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:52 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:52 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:52 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:52 20/09/2024
Some text some message..