Tôm bị lỏng ruột, làm thế nào để biết?

Đường ruột được xem là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể tôm bởi cấu tạo cơ thể đơn giản, dễ mẫn cảm với mầm bệnh nên các bệnh trên đường ruột luôn là thách thức đối với người nuôi tôm. Việc hiểu rõ và nhận biết bệnh đường ruột trên tôm sẽ giúp bà con kịp thời xử lí và có các biện pháp xử lí thích hợp, giảm thiểu thiệt hại.

Đường ruột tôm
Đường ruột tôm được soi dưới kính hiển vi nhận thấy bị trống. Ảnh: Sưu tầm

Nhận biết 

Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bà con nhận biết được tôm bị đường ruột lỏng: 

- Đường ruột tôm bị lỏng: Hiện tượng này còn được gọi là “chạy ruột”, ruột tôm sẽ không giữ được cấu trúc bình thường, bị lỏng và chứa nhiều dịch, chất dịch di chuyển qua lại khi tác động nhẹ lên thân tôm. 

- Tôm giảm ăn: Bà con kiểm tra nhá sẽ thấy tôm ăn ít hơn bình thường và giảm ăn mức độ từ 30 - 50%.  

- Tôm bị mềm vỏ, ốp thân hoặc rớt đáy: Vỏ tôm mềm, sần sùi, có màu nhạt và số lượng tôm rớt đáy sẽ nhiều hơn nếu không xử lý kịp thời. 

- Đường ruột tôm tối màu: Đường ruột có màu nâu vàng hoặc đen nhạt. 

- Kiểm tra nhá, phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường. 

Trong khi đó, đường ruột tôm bình thường sẽ có màu gan đẹp, màu nâu vàng hoặc nâu đen. Có mùi tanh đặc trưng. Cổ giáp thấy màng bao gan có màu vàng nhạt. Kích thước bình thường. Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen. 

Tôm bị lỏng đường ruột, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Biểu hiện lỏng ruột nếu kéo dài có thể khiến tôm bị ốp thân, còi cọc, chậm lớn. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tôm bị bệnh phân trắng hoặc bị các bệnh khác và chết, làm giảm chất lượng và giá trị của tôm khi thu hoạch khiến năng suất và lợi nhuận bị giảm. 

Đường ruột tômNên kiểm tra và quan sát đường ruột tôm thường xuyên hơn để có thể nhận biết bệnh sớm. Ảnh: Sưu tầm

Nguyên nhân 

Một số nguyên nhân có thể khiến tôm bị lỏng đường ruột: 

- Môi trường nước: Môi trường nước ao nuôi cũng chứa nhiều yếu tố gây bệnh như nấm và các loại tảo độc (tảo giáp, tảo lam, tảo đỏ,..). Khi tôm ăn phải tảo sẽ tiết ra độc tố, làm lớp biểu bì mô ruột tôm bị tê liệt, không hấp thụ được thức ăn. Đặc biệt, thức ăn thừa, lợn cợn và chất thải,… cũng góp phần làm cho đáy ao bị ô nhiễm, phát sinh vi khuẩn khiến tôm bị lỏng đường ruột. 

- Nhóm vi khuẩn Vibrio (Vibrio Harveyi, Vibrio Vulnificus,..) và trùng 2 tế bào: Nhóm vi khuẩn này đã được các nhà nghiên cứu xác định là nguyên nhân chính gây bệnh lỏng đường ruột trên tôm. Ngoài ra, sự xuất hiện của trùng 2 tế bào như Vermiform và Gregarine cũng góp phần ảnh hưởng không kém đến các bệnh trên đường ruột tôm. 

- Nguồn thức ăn: Nếu thức ăn để lâu bị ẩm mốc hoặc kém chất lượng sẽ sản sinh ra độc tố, khiến mô ruột gặp tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp trừ khi bà con bảo quản thức ăn kém hoặc mua thức ăn rẻ tiền không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

- Sử dụng kháng sinh: Bà con dùng kháng sinh để điều trị cho tôm cũng sẽ làm mất đi sự cân bằng hệ vi khuẩn và làm tổn thương các mô ở đường ruột. Vì vậy mà bà con nên hạn chế dùng kháng sinh, thay vào đó hãy sử dụng vi sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. 

Hoặc do bước vào giai đoạn giao mùa (Từ tháng 6 - 8): Thời điểm này sẽ xuất hiện các hiện tượng như mưa kéo dài sau đó lại nắng gắt, làm pH và nhiệt độ trong ao thay đổi thất thường, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn vibrio và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine,.. phát triển gây bệnh lỏng ruột trên tôm 

Đường ruột tômTôm có đường ruột to, tròn và đều dọc theo cơ thể tôm. Ảnh: Sưu tầm

Cách phòng bệnh 

Bà con nên đặt việc phòng bệnh lên hàng đầu, chủ động một cách có hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại về sau, nâng cao năng suất vụ nuôi.

- Tiến hành cải tạo ao để xử lý các cặn bã, chất thải và diệt vi khuẩn, virus, tảo độc,… trước khi thả tôm. Đây là việc rất cần thiết để loại bỏ các mầm bệnh có khả năng khiến tôm bị lỏng đường ruột. 

- Cần kiểm tra nhá và điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của đàn tôm. Tránh để dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao. Ngoài ra, bà con cần kiểm soát tốt chất lượng thức ăn, bảo quản thức ăn ở nơi thoáng mát để không bị nấm mốc gây độc cho tôm, tránh tích trữ quá nhiều trong thời gian dài. 

- Kiểm tra độ pH, độ kiềm trong ao thường xuyên, nhất là khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường. Duy trì ổn định các chỉ số này trong suốt vụ nuôi để ngăn chặn mầm bệnh phát triển. 

- Chọn tôm giống ở các cơ sở uy tín, có tên tuổi trên thị trường và có giấy chứng nhận sạch bệnh để tránh trường hợp tôm con bị lây bệnh từ bố mẹ. 

Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh, vitamin,…cho tôm từ đầu vụ nuôi, giúp tăng sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, phòng ngừa hiệu quả các bệnh đường ruột cho tôm, trong đó có bệnh lỏng ruột. 

Đăng ngày 06/06/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:06 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:06 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:06 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:06 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:06 19/09/2024
Some text some message..