Tôm giống chất lượng, thành công sẽ cao

TS. Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã nhấn mạnh đến một trong những yếu tố then chốt giúp cho vụ nuôi thành công chính là chất lượng con giống. Vì thế, theo TS. Luân, việc kiểm tra chất lượng tôm giống phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo cho người dân có con giống tốt để có vụ nuôi thành công cao hơn.

con giống
Những hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh đều chọn tôm giống chất lượng của các doanh nghiệp có uy tín. Ảnh: Tích Chu

Rạng sáng ngày 6-6, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản làm trưởng đoàn, phối hợp với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT)) và các cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN-PTNT Bạc Liêu kiểm tra đột xuất chợ tôm giống trên Quốc lộ 1A, thuộc Khóm 2, Phường 1, TX. Giá Rai, Bạc Liêu. Đây được xem là chợ tôm lớn nhất ở Bạc Liêu khi vào cao điểm thả nuôi mỗi đêm có khoảng 100 triệu tôm post được giao dịch, chủ yếu là từ các tỉnh miền Trung đưa vào và phần lớn đều có giấy kiểm dịch cũng như hóa đơn xuất hàng. Còn tại vùng tôm – lúa của tỉnh Sóc Trăng, theo anh Trần Văn Tiến ở Hợp tác xã (HTX) Hòa Đê (Hòa Tú 1), vẫn có tôm giống trôi nổi được chào bán nhưng chỉ có số ít hộ nuôi quảng canh là mua tôm giống này, còn lại đều mua của doanh nghiệp có uy tín.

Liên quan đến chất lượng con giống, ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận cảnh báo rằng, các tháng đầu năm, do thiếu hụt lượng con giống bố mẹ nên xuất hiện tình trạng một số cơ sở sản xuất giống sử dụng nguồn giống bố mẹ không rõ nguồn gốc hay tận dụng con giống bố mẹ hết đát… Ông Nguyễn Hoàng Anh đề xuất: “Cần minh bạch hóa nguồn gốc giống bố mẹ, kể cả khi bán nauplius cũng phải xuất hóa đơn để có thể truy xuất nguồn gốc. Riêng các chợ tôm giống ở đồng bằng sông Cửu Long, công tác quản lý còn rất lỏng lẻo, chưa có tiêu chí hay quy định cụ thể gì, đặc biệt là tại các vùng nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến lớn ở các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… Theo tôi, liên kết tốt nhất là để doanh nghiệp chế biến làm đầu mối chung để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc vật tư đầu vào, đặc biệt là con giống”.

Bước sang đầu quý II, khi thị trường Trung Quốc bắt đầu tiêu thụ tôm tăng trở lại, tiến độ thả tôm cũng tăng dần lên nên theo ông Trần Quốc Tuấn – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Úc, doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu con giống cho các vùng nuôi. Hiện mỗi tháng, Việt Úc có thể cung ứng từ 3 tỉ tôm post trở lên, đảm bảo được tiến độ thả nuôi theo kế hoạch. Đúng như dự đoán của doanh nghiệp và ngành chức năng, từ tháng 5 đến nay, khi giá tôm có phần ổn định và đồng bằng sông Cửu Long cũng bắt đầu có mưa, tiến độ thả tôm tại hầu hết các vùng nuôi đều có sự cải thiện đáng kể so với 4 tháng đầu năm. Điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu về con giống sẽ tăng mạnh và cũng là cơ hội để con giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có dịp len lỏi về tận vùng nuôi, nhất là những vùng nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến.


Mặc dù tôm giống đã có giấy kiểm dịch nhưng người nuôi vẫn cẩn thận kiểm tra lại lần cuối trước khi thả nuôi. Ảnh: Tích Chu

Đây là thời điểm chính vụ để người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thả giống nên lượng tôm giống đổ về các tỉnh mỗi ngày là rất lớn. Do đó, theo TS. Luân, người nuôi không nên ham giá rẻ mà mua phải con giống kém chất lượng rất dễ bị thiệt hại và làm lây lan mầm bệnh cho những diện tích khác. Để giúp người nuôi có được con giống tốt, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có chỉ đạo, các cấp, các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường quản lý, giám sát từ trại sản xuất con giống cho đến người nuôi, nhất là những vùng có diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến lớn như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu… Các địa phương đẩy mạnh hơn việc tổ chức liên kết người nuôi thành các HTX, tổ hợp tác nhằm tạo điều kiện liên kết với các cơ sở sản xuất vật tư đầu vào như giống, chất xử lý cải tạo môi trường.

Hiện nay, theo phản ánh của các địa phương, công tác quản lý giống vẫn còn bất cập, nhất là phương tiện và nguồn nhân lực, trong khi nhu cầu con giống ngày càng cao, nguồn giống nhập nội ngày càng nhiều. Ngoài ra, vẫn còn một số hộ nuôi, chủ cơ sở ương dưỡng ham tôm giống giá rẻ, tạo điều kiện cho nguồn giống kém chất lượng về các vùng nuôi. Để quản lý tốt con giống, theo TS. Luân, bên cạnh sự quản lý của các cơ quan chuyên môn cần thúc đẩy quy chế ký phối hợp giữa các tỉnh sản xuất tôm giống và các cơ sở thu mua để tuân thủ đúng. Tăng cường kiểm soát giống tại chỗ kết hợp với công tác tuyên truyền cho người nuôi, thương lái các quy định của Nhà nước về kích cỡ, chất lượng, nguồn gốc tôm giống…

Theo Tổng cục Thủy sản, vụ nuôi năm 2020, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 200.000 con và tôm sú 60.000 con để đảm bảo cung ứng cho các vùng nuôi 100 tỉ post tôm thẻ và 30 tỉ post tôm sú.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 10/07/2020
Tích Chu
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:19 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:19 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:19 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:19 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:19 20/09/2024
Some text some message..