Tôm sang Nhật vướng chất cấm mới

Phải nghiên cứu lại quá trình hấp thu, đào thải Ethoxyquin của tôm để ứng phó tiêu chuẩn mới.

che bien tom xuat khau

Các DN xuất khẩu tôm sang Nhật hiện rất lo lắng vì tiêu chuẩn Ethoxyquin. Ảnh: LD

Nhật là thị trường tiêu thụ tôm Việt nhiều nhất, lại vừa đặt tiêu chuẩn mới về chất Ethoxyquin đối với tôm Việt, mà theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm thì rất khó đạt được.

Áp tiêu chuẩn ngặt nghèo

Mới đây, Nhật thông báo tăng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tần suất kiểm là 30%, nếu phát hiện thêm hai lô hàng có Ethoxyquin vượt mức 0,01 ppm thì Nhật sẽ tăng tần suất lên 50% và 100% và sau đó là cấm nhập tôm Việt Nam.

Các DN xuất khẩu tôm sang Nhật hiện rất lo lắng vì tiêu chuẩn Ethoxyquin này. Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết Ethoxyquin là chất chống oxy hóa, dùng trong thức ăn nuôi tôm. Nhiều nước trên thế giới và cả Nhật đều sử dụng chất này trong thức ăn thủy sản. Không giống như các chất bị cảnh báo khác, chất Ethoxyquin không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, việc cảnh báo của Nhật đã gây bất ngờ cho cả ngành thủy sản.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết ba tháng trước, tôm Trung Quốc cũng bị Nhật cảnh báo chất Ethoxyquin. Có thông tin cho biết Nhật quy định mức Ethoxyquin khác nhau cho tôm xuất xứ các nước khác nhau và tôm Việt Nam hiện đang chịu mức ngặt nghèo nhất, chỉ 0,01 ppm. Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế (CODEX) có quy định mức 0,5 ppm.

Lo ngại thêm tiêu chuẩn mới

“Các kiểm nghiệm tôm gần đây cho thấy Ethoxyquin trong tôm khoảng 0,1 ppm. Chúng tôi sẽ có đề xuất và thương thảo với phía Nhật” - ông Hòe nói.

Còn ông Trần Thiện Hải thì cho rằng Việt Nam không thể thực hiện được mức 0,01 ppm nên sẽ đề nghị phía Nhật áp dụng mức 0,1 ppm kèm theo lộ trình cho DN thủy sản tìm giải pháp khắc phục.

Trường hợp xấu nhất, nếu Nhật vẫn giữ nguyên mức 0,01 ppm thì các DN xuất khẩu tôm phải tránh dùng bột cá và thức ăn nuôi thủy sản có chứa Ethoxyquin, để chất này khỏi tồn dư trong con tôm. Tuy nhiên, ông Hòe cho biết ngoài Ethoxyquin còn có hai chất chống oxy hóa khác cũng được dùng là BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisole).

Liệu DN tránh dùng Ethoxyquin thì Nhật lại cấm BHT hay BHA hay các chất khác hay không?

Theo ông Hòe, không thể biết trước được chất nào sẽ bị cảnh báo, bị cấm. Hiện tại ta chỉ có thể dựa vào danh mục các chất trong thức ăn thủy sản ở các nước khác, điều chỉnh hàm lượng theo danh mục đó cho phù hợp.

Tự dừng xuất tôm

Trong khi các cơ quan quản lý cũng lúng túng, chưa thể thương thảo gì cho DN thì bản thân DN đành phải tự co lại. Ông Chu Văn An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện DN chỉ biết lấy mẫu tôm trước khi thu hoạch ở đầm nuôi rồi đem đi xét nghiệm, đạt chuẩn thì DN mới mua tôm. Không đạt thì DN chỉ còn cách tạm dừng xuất tôm sang Nhật để tránh rủi ro bị cấm nhập hoàn toàn.

Theo ông An, việc kiểm tra này cũng chỉ là giải pháp tình thế vì nguồn gốc Ethoxyquin nằm ở các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi, buồn rầu cho biết: “Sau khi có thông tin cảnh báo, DN đã phải giảm lô hàng xuất sang thị trường Nhật vì tôm tự nuôi đạt chuẩn nhưng số lượng ít, không đủ đáp ứng”.

Ông Trương Đình Hòe cho biết lâu nay các nước chỉ quy định hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản. Tại Nhật, Ethoxyquin được phép sử dụng ở mức tối đa 150 ppm trong thức ăn cho tôm và 100 ppm trong thức ăn cho cá biển. Nước ta cũng quy định mức 150 ppm. Ngay cả thị trường khó tính như Mỹ mà vẫn chấp nhận mức 75 ppm. Tuy nhiên, các nước đều chưa chú ý đến việc tôm hấp thu, đào thải chất này ra sao. Ngành thủy sản sẽ nghiên cứu lại cơ chế tôm hấp thu Ethoxyquin từ thức ăn ra sao, đào thải Ethoxyquin như thế nào để có cách ứng phó thích hợp với tiêu chuẩn mới.

Hiện tại, VASEP khuyến cáo người dân ngưng cho tôm ăn một ngày trước khi thu hoạch để giảm tồn dư chất này trong tôm nguyên liệu.

Xã luận
Đăng ngày 04/06/2012
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 23:26 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 23:26 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 23:26 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 23:26 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 23:26 22/09/2024
Some text some message..