TPHCM: Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi cá chình bông

Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 đã thí điểm nuôi thành công cá chình bông bằng công nghệ tuần hoàn (RAS). Nuôi theo công nghệ này, cho tỷ lệ cá sống cao, sạch bệnh, sử dụng ít nước, năng suất cao gấp 4 – 5 lần so với nuôi thông thường.

TPHCM: Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi cá chình bông
Một phần của hệ thống nuôi cá chình bông theo công nghệ RAS.

Cá chình bông là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon. Hiện loại cá này được nhiều địa phương trên cả nước nuôi, chủ yếu trong ao, bể xi măng, ao lót bạt. Cách nuôi này cho năng suất, tỷ lệ sống chưa cao và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ các loại thủy sản có giá trị, trong đó có chình bông, ngày càng cao ở các thành phố lớn. Nguồn thực phẩm này kể cả nuôi trong nước và nhập khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Trước thực tế đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 (TPHCM) đã thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuần hoàn (RAS) trong nuôi cá chình bông thương phẩm thâm canh để từ đó làm mô hình mẫu áp dụng cho việc nuôi các loại thủy sản khác bằng công nghệ này. Đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cấp kinh phí thực hiện.


TS. Nguyễn Nhứt - Chủ nhiệm đề tài.

Theo TS. Nguyễn Nhứt – Chủ nhiệm đề tài - cho biết công nghệ RAS được đánh giá ưu việt hơn so với công nghệ nuôi ao và nuôi lồng nhờ tính an toàn sinh học, năng suất cá nuôi cao, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng lượng nước thấp (150 – 300l/kg cá, so với nuôi ao hiện nay là 2.000 – 3.000l/kg cá). 

Công nghệ RAS được nghiên cứu và phát triển mạnh vào thập niên 1980 ở các nước tiên tiến ở Châu Âu để khắc phục các hạn chế của công nghệ nuôi lồng bè, ao. Công nghệ này được nghiên cứu, ứng dụng trên thế giới rất đa dạng từ trong nhà, ngoài trời, với nhiều đối tượng nuôi như: cá trê phi, cá chình, cá hồi, cá lưỡi trâu, cá rô phi, cá chép, cá chẽm, tôm càng xanh,… 

Thành phần cơ bản của hệ thống nuôi theo công nghệ RAS bao gồm các bộ phận: lọc sinh học; lọc chất thải rắn; khử carbonic; giảm hay khử trùng hoàn toàn và bể nuôi. Các bộ phận cấu thành của một hệ thống RAS có thể thiết kế khác nhau phù thuộc vào loại thủy sản nuôi, tính chất nước nuôi (ngọt, lợ và mặn) và hiệu suất hoạt động của thiết bị.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã tiến hành nuôi thực nghiệm cá chình bông tại Trại nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất thủy sản Thủ Đức của mình với hệ thống gồm: một bể nuôi, một bể lắng, hai bể lọc sinh học, một bể chứa nước đệm 200l, một hệ thống UV 240W và một tháp lọc nhỏ giọt 2,3m3. Chất thải trong quá trình nuôi được lọc để chảy qua bể lắng và 2 bể lọc sinh học. Tại đây, nước được làm sạch và bơm lên tháp lọc nhỏ giọt để khử CO2 và làm giàu O2 trong nước, rồi tự chảy sang hệ thống khử trùng UV. Cuối cùng, nước hồi lưu về bể cá nuôi. Sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, tỷ lệ cá sống là 82%, với tốc độ tăng trưởng 2,1g/con/ngày, cá đạt chất lượng và sạch bệnh.

“Cá nuôi bằng công nghệ RAS tuy đầu tư ban đầu cao hơn so với nuôi theo cách truyền thống, nhưng cá đạt chất lượng có thể xuất khẩu vì không nhiễm kháng sinh, hóa chất cấm, mầm bệnh” – TS. Nhứt nói và cho biết, mô hình này đã được lắp đặt cho một số cơ sở nuôi thủy sản như Công ty TNHH Khoa học nuôi trồng thủy sản và môi trường SAEN, TP.HCM (nuôi cá chạch quế, chình bông, trắm đen); hộ nông dân nuôi cá tầm ở Đà Lạt; hay Trại Cá giống Trực, Tiền Giang (nuôi lươn).

KHPT
Đăng ngày 09/08/2018
Thạch Thảo
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:29 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:29 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:29 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:29 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:29 25/09/2024
Some text some message..