Triển khai quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa

TP. Cam Ranh đang triển khai quy hoạch phát triển thủy sản theo Quyết định (QĐ) 1788 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

Triển khai quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa
Mật độ nuôi hải sản bằng lồng bè dày đặc trên vịnh Cam Ranh.

Quy định tạm thời

Thời gian qua, TP. Cam Ranh gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai QĐ 395 (ngày 2-2-2018) của UBND tỉnh về quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) lồng bè trên biển. Tuy các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhưng tình hình không chuyển biến. Ông Trần Đức Hòa - Phó Bí thư Đảng ủy phường Cam Phúc Nam cho hay, mỗi lần triển khai chủ trương này ngư dân không đồng ý, thậm chí còn phản đối với những lý do vùng quy hoạch xa, khó quản lý, tốn kém chi phí đi lại, vận chuyển, bảo vệ. Trong khi đó, phương tiện đi lại của ngư dân chủ yếu là ghe nhỏ, không đảm bảo an toàn, nhất là mùa mưa bão. Bên cạnh đó, người dân còn cho rằng các vùng quy hoạch tại Cam Lập, Cam Bình chưa hiệu quả, bởi có lúc thủy sản vẫn mắc bệnh, chết hàng loạt.

Được biết, tại khu vực biển của phường Cam Phúc Nam hiện nay mật độ NTTS rất dày, ngăn cản đường vận chuyển của các phương tiện thủy và gây ô nhiễm. Theo thống kê, toàn phường có 411 bè, 5.711 lồng, trong đó người dân sở tại 333 bè, 4.399 lồng. Theo ông Hòa, việc vận động di dời lồng bè gặp khó nhưng tuyên truyền chuyển đổi nghề nghiệp còn khó hơn. Người dân quen với tập quán tự do, nay chuyển sang công việc mới họ không mặn mà. Bên cạnh đó, còn có số lồng bè từ nơi khác đến “định cư” nên rất khó kiểm soát.

Bà Nguyễn Thị Châu Pha - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Linh cho biết, công tác vận động, di dời lồng bè sang vùng quy hoạch tạm thời gặp bế tắc, thậm chí người dân còn cho rằng nếu Nhà nước không cho nuôi nữa thì họ bỏ nghề chứ không thể nuôi tại vùng quy hoạch với nhiều bất tiện. Hiện tại, mật độ NTTS tại khu vực phường còn gia tăng hơn trước, ước hơn 4.600 lồng nuôi, chủ yếu là các đối tượng tôm hùm, cá biển.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế Cam Ranh, thành phố đã triển khai lấy ý kiến chuyển đổi nghề nghiệp nhưng số đăng ký đào tạo nghề rất ít và không thực tâm nên vấn đề này cũng không thể triển khai.

Quy hoạch chi tiết vùng nuôi mới

Theo QĐ 395, Cam Ranh có 3 vùng nuôi là: vùng nước đảo Bình Ba (gồm vùng hiện hữu 100ha và vùng quy hoạch tây Bình Ba nuôi cá 80ha), vùng nước Cam Lập 500ha và vùng nước Bình Hưng 30ha. Còn theo quy hoạch mới (QĐ 1788), giữ toàn bộ các khu vực trên, chỉ bỏ vùng nuôi tây Bình Ba 80ha.

Để thực hiện quy định mới, hiện nay, TP. Cam Ranh triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi Cam Lập 500ha nhằm cụ thể hóa các nội dung. Thành phố đặt hàng Viện Hải Dương học thực hiện đề tài này. “Cam Lập khó về nguồn nước bởi đây là hạ du của hồ Sông Trâu (tỉnh Ninh Thuận). Mỗi lần hồ xả lũ, lượng nước ngọt về rất lớn làm biến đổi đặc tính nguồn nước, có thể gây sốc thủy sản, không thể quy hoạch để nuôi tôm. Cam Bình vướng trường bắn của Vùng 4 Hải quân, đồng thời là vành đai bảo vệ của mặt nước quốc phòng nên cần phải xác định thật cụ thể. Kinh phí lấy từ ngân sách nhưng thực hiện thế nào là do Phòng Tài chính tham mưu nguồn vốn”, ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế Cam Ranh nói.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Minh Sang - Trưởng khoa NTTS, Viện Hải dương học Nha Trang, viện cần đánh giá toàn bộ vùng nuôi 500ha tại Cam Lập, nghiên cứu đặc điểm sinh thái đối tượng nuôi, điều tra khảo sát biến động môi trường, nguồn Oxy, dự trữ thức ăn, khả năng trao đổi nước, sức tải thủy vực… Từ đó, đề xuất đối tượng nuôi phù hợp và xây dựng phần mềm quản lý. Hiện tại, viện chỉ mới dừng ở bước lập kế hoạch.

Như vậy, Cam Ranh đang chuyển mạnh sang thực hiện quy định về phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2025 định hướng đến 2035 với bước đi ban đầu là nghiên cứu kỹ các vùng nuôi theo quy hoạch mới làm tiền đề phát triển kinh tế thủy sản.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 16/10/2018
V. Lạc
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:42 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:42 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 21:42 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 21:42 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 21:42 20/09/2024
Some text some message..