Trồng rừng đước nuôi tôm - Lựa chọn cho tương lai

Đã qua cái thời người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau phá rừng để lấy đất nuôi tôm, khi giờ đây họ chủ động trồng lại rừng để tạo hệ sinh thái cho tôm trú ngụ.

Trồng rừng đước nuôi tôm - Lựa chọn cho tương lai
Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập Cà Mau ít bị tác động, sản phẩm thu được đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế, nhất là về tiêu chí sạch, an toàn thực phẩm. Ảnh: Thiên Trường.

Tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng vừa đạt sản lượng, vừa bán được với giá cao, nên mô hình này trở thành lựa chọn của người dân vùng ngập mặn.

Con tôm ôm… rừng đước

Tôm nuôi dưới tán rừng đước ở Cà Mau là tôm sú, được ưa chuộng vì tôm sạch. Sạch là vì trong suốt quá trình nuôi, người nuôi hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động lên con tôm. Tôm chủ yếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên mà lớn dần, thế nên thịt tôm chắc, ngọt, nhiều dinh dưỡng, an toàn trong tiêu dùng.

Cần nhiều liên kết để phát triển bền vững

Không phải bây giờ, mà lâu lắm rồi, người dân vùng biển, đặc biệt ở Cà Mau thường nhắc đến 4 loại cây có công bồi đắp và lấn biển vùng Đất Mũi:"Mắm trước, đước sau, tràm theo sát/Sau hàng dừa nước, mái nhà ai."

Trong tiến trình nhận thức lấn biển như thế, người dân rất thông minh và tìm tòi các giá trị cốt lõi để giữ môi trường sinh thái ổn định và kết hợp nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm. Đến thời kỳ tác động biến đổi khí hậu đến vùng ĐBSCL thì các nhà khoa học, chính quyền địa phương đều đưa ra câu hỏi: làm thế nào khôi phục lại rừng ngập mặn, tạo sinh kế người dân, chống sạt lở và sụt lún vùng ven biển và bán đảo Cà Mau? Tôi cho rằng trước thực tế này sẽ tác động rất lớn đến mô hình sinh kế bền vững như mô hình rừng - tôm trong tương lai.

Vì thế chỉ có "liên kết tiểu vùng trong liên kết vùng ĐBSCL, rồi liên kết vùng ĐBSCL với liên kết "tiểu vùng sông Mekong" thì mới phát triển bền vững. Đó cũng là cơ hội để hỗ trợ các giá trị cốt lõi về sinh kế bền vững thông qua các mô hình như: mô hình "rừng tôm sinh thái Cà Mau" cũng là phát triển "thuận thiên" bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu mà NQ120 của Chính phủ đã đề ra.

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh

(Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL)

Môi trường dưới tán rừng trong lành nên con tôm ít bị dịch bệnh. Người nuôi không phải chi phí cho thuốc hay thức ăn nên lợi nhuận cũng cao hơn. Dĩ nhiên, giá bán của tôm cũng cao hơn so với tôm nuôi các hình thức khác.

Nuôi tôm gắn với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái tại hai huyện cực nam của đất nước là Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau) đã được các tổ chức kinh tế - môi trường quốc tế đánh giá cao. Bởi nó lồng ghép được bài toán tưởng chừng như mâu thuẫn nhau: giữ rừng và ổn định dân sinh dưới tán rừng. Đáng lưu ý, trong số đó, không ít người đã từng… phá rừng để nuôi tôm thì giờ đây họ trồng lại rừng để nuôi tôm. Ngoài ra, người nuôi còn được chi trả dịch vụ bảo vệ sinh thái rừng.

Lựa chọn cho tương lai


Phái đoàn tỉnh Nagasaki tìm hiểu quy trình chế biến tôm sinh thái tại nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu SEANAMICO xuất sang thị trường Nhật Bản Ảnh: Thiên Trường

Hiện Cà Mau được các tổ chức quốc tế chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái với diện tích trên 11.000ha. Tỉnh này đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 xây dựng chứng nhận cho tất cả diện tích tôm - rừng tại địa phương lên con số 30.000ha. Ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN &PTNT tỉnh khẳng định, nuôi tôm dưới tán rừng là nghề nuôi hướng mục tiêu xây dựng thương hiệu con tôm Cà Mau.

Thị trường truyền thống con tôm sinh thái hiện nay vẫn là ở Nhật Bản. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Nagasaki (Nhật) đã cử chuyên gia sang tận nhà máy, xuống tận các cánh rừng - tôm để xem tận mắt mô hình nuôi tôm này.

Ông Takushima Toshio, Chủ tịch Liên Công thương tỉnh Nagasaki và các nhà đầu tư đi theo đoàn đã có những cam kết bước đầu nhằm phát triển thương hiệu tôm sinh thái nuôi dưới tán rừng. Trước mắt, phía Nhật sẽ hỗ trợ việc nâng cấp kho lạnh, giữ cho được sản phẩm nguyên chất khi đến tay người tiêu dùng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử khẳng định, cùng với các hình thức nuôi tôm khác mang lại lợi nhuận cao, hình thức nuôi tôm dưới tán rừng sẽ được địa phương quyết tâm phát triển toàn diện cả về diện tích tự nhiên vốn có.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/04/2018
Thiên Trường
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:30 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:30 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:30 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:30 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:30 21/09/2024
Some text some message..