TT-Huế: Cá lồng tiếp tục chết hàng loạt, người nuôi điêu đứng

Mấy ngày qua, hiện tượng cá lồng chết hàng loạt trên khu vực sông Bồ, đoạn qua xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế) khiến nhiều người nuôi cá điêu đứng.

TT-Huế: Cá lồng chết hàng loạt, người nuôi điêu đứng
Cá chết nổi lềnh bềnh trong lồng nuôi tại xã Quảng Thọ

Dọc tuyến Quốc lộ 1A rẽ về Quảng Thọ, nhiều người dân vẫn tích cực chăm sóc, vớt thức ăn thừa trong lồng nuôi cá đưa lên bờ, lắp đặt hệ thống bơm nước tạo oxi. 

Với hơn 600 lồng cá trên địa bàn xã Quảng Thọ thì có khoảng 300 lồng cá với hơn 24.000 con có trọng lượng trung bình 0,8kg chết, nhiều nhất ở 3 thôn Phước Yên,  La Vân Thượng và La Vân Hạ. Theo người dân phán đoán nguyên nhân cá chết có thể do tình trạng nước không được lưu thông dồn ứ các chất cặn bả, dẫn tới thiếu oxi cục bộ.

Theo người dân nơi đây chia sẻ: " Thông thường, vào tháng 3, tháng 4 hàng năm đều xuất hiện tình trạng cá chết do chuyển mùa nhưng số lượng nhỏ. Năm nay, số lượng cá chết nhiều, tập trung vào đối tượng cá có trọng lượng từ 0,5 đến dưới 1,5kg, thời gian nuôi chừng 5 đến 6 tháng.

Ông Hoàng Công Thông, trưởng thôn La Vân hạ cho biết: Toàn thôn có 56 hộ nuôi với trung bình 90 lồng cá mỗi hộ, trong đó ghi nhận có hơn 6.000 con cá chết được người dân đưa đi xử lý. Một số lồng cá chết hoàn toàn, ước thiệt hại về con giống khoảng 300 triệu đồng".

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và đo các yếu tố môi trường, qua đó nhận thấy nồng độ oxi trong nước vào thời điểm sáng sớm rất thấp. Riêng về chất lượng nước chưa đủ điều kiện thực hiện. Phòng vẫn đang cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo sát địa bàn, hướng dẫn người dân tiến hành phun bọt nước tạo oxi vào sáng sớm, bổ sung thức ăn và vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cá, làm vệ sinh khu vực lồng nuôi giảm bớt các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, huyện cũng đã triển khai quy định về nuôi cá lồng, bè trên sông, đầm của UBND tỉnh. Sắp tới, sẽ phối hợp với các xã, thôn tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi, giãn lồng nuôi".

  Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên phát triển thêm các lồng nuôi ở những khu vực nước không lưu thông và quá gần bờ; phải tuân thủ các quy định liên quan hoạt động nuôi cá lồng trên sông, nhất là khoảng cách và mật độ nuôi. Các huyện, thị xã cần sớm chỉ đạo quy hoạch vùng nuôi, tiến hành giãn lồng và giữ gìn tốt vệ sinh khu vực nuôi.

Trước đó, vào đầu tháng 4, cũng trên con sông Bồ, hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng đoạn qua xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng ngồi không yên vì cá sắp đến thời kỳ thu hoạch chết nổi trắng mặt sông.

Đăng ngày 24/04/2017
CTV NGỌC PHƯƠNG
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:28 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:28 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:28 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:28 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:28 25/09/2024
Some text some message..