TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
Các cán bộ đang lắp đặt hệ thống tại một hộ nuôi trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của công nghệ 4.0, các tỉnh thành trên cả nước đã đẩy mạnh chuyển đổi số toàn ngành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg được ban hành ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". 

Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng thực tế chuyển đổi số vào nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. 

Chủ trì của buổi hội thảo tập huấn vừa đề cập là Ông Đinh Quốc Chiến – Phó Giám đóc TTKN Vĩnh Phúc (tại Vĩnh Phúc) và ông Trần Duy Phong CEO Công ty Tép Bạc (tại TP.HCM). Tham dự hội thảo có 10 đại biểu, trong đó có 6 đại biểu là đại diện HTX hộ nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh và được tổ chức trực tuyến giữa hai đầu cầu. 

hội thảo
Ông Trần Duy Phong đang thuyết trình cách hệ thống cảm biến tự động vận hành.

Mục đích hội thảo nhằm thay đổi phương thức nuôi mới từ công nghệ số cho người nuôi thủy sản, khắc phục những hạn chế so với nuôi thủy sản truyền thống. Hỗ trợ người nuôi quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

Tại hội thảo, TTKN Vĩnh Phúc được thông tin về ứng dụng thực tế, cách thức vận hành của hệ thống cảm biến các yếu tố môi trường nước, giám sát liên tục biến động của môi trường nước ngọt trong ao nuôi thâm canh. Hệ thống được vận hành tự động, dễ dàng quản lý từ xa, người nuôi sẽ theo dõi các chỉ số thay đổi trên ứng dụng di động, nhờ đó kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

máy đo môi trường
Hệ thống cảm biến ngoài ao nuôi thực tế và xem chỉ số qua ứng dụng di động

Hiện Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc đã triển khai xây dựng và vận hành 3 điểm trình diễn ứng dụng hệ thống cảm biến các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao, quy mô 03 ha. Gấp rút tổ chức tập huấn, tham quan, tổng kết mô hình cho 110 nông dân trong và ngoài điểm trình diễn. 

Mô hình tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn khởi khi tiếp xúc với công nghệ mới. Anh Vũ Hiền Lương - hộ nuôi cá trắm cỏ thâm canh quy mô 0.5 ha tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch chia sẻ “Người dân chúng tôi rất vui khi được cán bộ Nhà nước bên Trung tâm Khuyến nông quan tâm giúp đỡ. Hệ thống được lắp đặt rất nhanh và vận hành khá trơn tru. Các cán bộ hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi về cách sử dụng, giám sát và phân tích các chỉ số của môi trường nước trên ứng dụng di động. Hy vọng hệ thống này sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề như kiểm soát chất lượng nước, quản lý dịch bệnh, giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.”

tủ điện tự động
Hệ thống bao gồm tủ điện điều khiển thiết bị ao nuôi từ xa 

máy quan trắc môi trường
...và máy quan trắc giúp cảm biến, kiểm soát môi trường nước 

Kết quả dự kiến cụ thể tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt 70%, trọng lượng bình quân đạt 1.8kg/con (năng suất dự kiến sẽ đạt mức 12,600kg/ha), hệ số FCR là 1.8. Hiệu quả kinh tế dự kiến của mô hình sẽ xấp xỉ trên 10% và khả năng nhân rộng mô hình dự kiến cũng đạt xấp xỉ trên 10%.

Theo ông Đinh Quốc Chiến cho biết “Vĩnh Phúc rất tự hào khi là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số cho thủy sản. Chúng tôi đã không chậm chân trong xu thế đưa công nghệ cao đến từng ao nuôi. Bước tiến kịp thời lần này vừa giúp bà con trong tỉnh cập nhật mô hình nuôi hiện đại, lại vừa thực hiện sát sao mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ”

Chuyển đổi số không phải là xu thế ngắn hạn mà là định hướng cốt lõi sẽ thay đổi toàn diện ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai. Với đặc điểm của ngành thì chuyển đổi số chắc hẳn là con đường đầy thách thức, vì vậy các tỉnh cần triển khai sớm và lựa chọn mô hình hiệu quả để tận dụng cơ hội, nếu không có thể sẽ bị thụt lùi trong định hướng phát triển chung.

Đăng ngày 15/11/2021
Gia Mẫn @gia-man
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:31 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:31 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:31 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:31 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:31 22/09/2024
Some text some message..