Tuyên Quang: Đẩy mạnh chuỗi liên kết sản xuất thủy sản

Nuôi trồng thủy sản hiện đang phát triển tương đối nhanh. Tuy nhiên, việc hình thành các chuỗi liên kết vẫn hạn chế khiến chăn nuôi hàng hóa hiệu quả chưa cao.

Tuyên Quang: Đẩy mạnh chuỗi liên kết sản xuất thủy sản
Khu vực nuôi cá anh vũ đặc sản của gia đình chị Hoàng Thị Thơm, thôn Cốc Phát, xã Thượng Lâm (Lâm Bình).

Hơn 20 hộ dân tại tổ dân phố Quảng Thái, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) theo nghề nuôi cá lồng đặc sản trên sông Gâm từ 4 - 5 năm trở lại đây. Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết, sau khi tìm hiểu tại một số nơi, ông đầu tư 4 lồng nuôi cá chiên, vì đây là giống cá đặc sản, thuận đầu ra hơn so với các loại cá khác. Toàn bộ con giống, ông đặt hàng với những người đánh cá quanh khu vực. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, 4 lồng cá chiên của gia đình ông hầu như chưa năm nào có lãi, nếu không muốn nói là lỗ vốn do tình trạng cá chết diễn ra thường xuyên. 

Cách đó không xa, 4 lồng nuôi cá chiên của anh Trần Văn Phong hiện tượng cá chết cũng liên tục xảy ra. Theo anh Phong, việc chăn nuôi cá lồng phát triển tại Quảng Thái đều do bà con tự phát. Con giống được gom từ những người đánh cá trên sông, đầu ra cũng do bà con tự tìm kiếm nên hầu như rất bấp bênh, nhiều khi cá đến lứa xuất nhưng không tìm được đầu ra, đành chấp nhận bán lỗ để xuống giống lứa cá mới.  

Ông Trần Văn Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, khoảng cách giữa các lồng cá của các hộ dân tại Quảng Thái đặt khá sát nhau, lại không lựa chọn đúng nơi có dòng chảy đặt lồng khiến lượng thức ăn tồn đọng, chất thải chăn nuôi không thoát được. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, không hình thành các mối liên kết cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc nuôi trồng thủy sản tại Quảng Thái không đem lại hiệu quả. 

Cùng đầu tư chăn nuôi cá chiên đặc sản, nhưng 15 thành viên của Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh cá đặc sản Thái Hòa (Hàm Yên) mỗi năm đều thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng, cá thương phẩm đủ tiêu chuẩn xuất bán không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, hợp tác xã đã tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các thành viên. Các hộ chăn nuôi được khuyến khích giữ khoảng cách các lồng xa nhau tối đa là 500 m, giảm tối đa tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi cá gây ra. Nguồn giống cũng được hợp tác xã đặt mua từ Trung tâm thủy sản tỉnh.

Hiện sản phẩm cá chiên của Hợp tác xã Thái Hòa đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để được công nhận an toàn thực phẩm (chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP). Hợp tác xã Thái Hòa đang có tham vọng xây dựng và nâng tầm thương hiệu cá chiên Thái Hòa trên địa bàn cả nước và hướng tới xuất khẩu. Trước hết là đưa đặc sản này vươn tới thị trường một số tỉnh miền Trung, miền Nam. Với sự hỗ trợ của địa phương, sự nỗ lực của thành viên, mục tiêu này đang ở rất gần. 

Toàn tỉnh hiện có 1.941 lồng cá, trong đó nuôi trên hồ thủy điện 1.134 lồng, nuôi trên sông 807 lồng. Trong số này có 700 lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chiên, cá bỗng… Việc chuyển đổi loại hình nuôi cá bằng lồng kích thước 9-12 m3 sang lồng kích thước 108 m3 trên hồ thủy điện Tuyên Quang đã có sự hiệu quả. việc tham gia đầu tư nuôi trồng thủy sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã góp phần tăng sản lượng cá nuôi lồng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi trồng thủy sản không theo chuỗi liên kết vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh, toàn tỉnh hiện mới có 5 hợp tác xã, 6 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Việc thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ tạo thành các chuỗi liên kết khép kín, từ việc tìm kiếm nguồn giống, thức ăn đến tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc nuôi cá lồng trên sông tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, con giống và môi trường, nếu bà con chỉ chăn nuôi tự phát, không nắm vững kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, thì nguy cơ mất trắng là rất cao. Ngành nông nghiệp hiện đang khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại, hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ thủy điện thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Hội nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy điện để bảo vệ quyền lợi và quản lý nhãn hiệu tập thể, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Báo Tuyên Quang
Đăng ngày 23/04/2019
Trần Liên
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:29 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:29 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:29 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:29 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:29 20/09/2024
Some text some message..