VASEP phản đối Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam

VASEP rất bất bình trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế, đồng thời phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

catfish vietnam
Ngành chế biến cá tra xuất khẩu của Việt Nam luôn chịu sức ép thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Ngày 5/9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phát đi thông báo phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.

Theo VASEP, ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012, thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Theo đó, thuế CBPG cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong quyết định sơ bộ của POR9 cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là  0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg và cho các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg. 

VASEP rất bất bình trước việc DOC đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế, đồng thời phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế CBPG lần 09 của DOC.

Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu kiện phán quyết cuối cùng POR8 của DOC lên Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US CIT), yêu cầu xem xét tính chính xác trong các tính toán của DOC, buộc DOC phải lựa chọn lại quốc gia thay thế hợp lý hơn và tính toán lại mức thuế. CIT đã chấp nhận đơn khởi kiện và yêu cầu Hải quan Mỹ tạm dừng không thu thuế CBPG của các doanh nghiệp theo kết luận cuối cùng của POR8 cho tới khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án này.

Quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam đã dẫn đến mức thuế CBPG trong quyết định sơ bộ lần này tăng cao một cách vô lý. Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, chính DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam, vì quốc gia này không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính. Hơn nữa, Indonesia thực tế chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới.

Thậm chí, quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế đã mâu thuẫn với chính quyết định của DOC trước đó vào ngày 8/11/2012 khi công bố danh sách 6 quốc gia sẽ được sử dụng làm nước thay thế để tính toán mức thuế CBPG cho POR9, trong đó Indonesia không nằm trong danh sách 6 nước này. Chính DOC đã thừa nhận Indonesia không có sự “tương đồng về điều kiện kinh tế” với Việt Nam đối với hơn một nửa số tiêu chí của POR.

Liên tiếp qua các kỳ xem xét hành chính, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau.

Quyết định sơ bộ này của DOC đã chịu ảnh hưởng từ cuộc vận động chính trị của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA). Quyết định sơ bộ mang tính trừng phạt này của DOC khiến các doanh nghiệp Việt Nam nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét của DOC.

Dân Trí
Đăng ngày 06/09/2013
Thảo Nguyên
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:36 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:36 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:36 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:36 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:36 29/09/2024
Some text some message..