Xã Tân Hòa (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu): Nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi hàu

Trước đây, đời sống của người dân xã Tân Hòa (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ yếu dựa vào nghề chài lưới nên còn nhiều khó khăn. Nhận thấy lợi thế sông Rạch Chanh, sông Ngã Ngọn nằm ở vị trí thuận lợi với diện tích mặt nước lớn có tiềm năng phát triển nghề nuôi hàu, 10 năm trở lại đây, chính quyền địa phương đã hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư nuôi hàu.

thu hoach hau
Anh Nguyễn Thái Bình đang thu hoạch hàu.

Sông Rạch Chanh nằm ở vị trí thuận lợi với diện tích mặt nước lớn đổ ra phía biển Vũng Tàu nên gia đình anh Nguyễn Thái Bình (ở thôn Phước Long, xã Tân Hòa) nhận thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi hàu là rất lớn. Năm 2010, anh Bình đóng giàn bè bằng thùng nhựa liên kết bằng dây và thả nổi xuống mặt nước cộng với giá thể thả bên dưới để hàu giống tự nhiên bám vào. Theo anh Bình, chi phí 1 bè nuôi mất khoảng 40 triệu đồng. Khi bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch khoảng 10 -16 tháng, người nuôi hàu không phải tốn tiền mua thức ăn. Thức ăn của hàu là những thứ có sẵn trong nước như: rong, tảo, mùn bã hữu cơ. Hơn nữa, môi trường nước có độ mặn phù hợp lại nhiều các loại sinh vật phù du, rất thích hợp để hàu phát triển. Hiện nay, gia đình anh Bình có 11 bè nuôi, với 110 ô nuôi (mỗi ô 36m2). Để có hàu bán quanh năm, anh Bình nuôi hàu theo phương pháp gối đầu. Vụ năm ngoái, anh Bình bán hàu với giá 15.000 đồng/kg, thu về hơn 300 triệu đồng. Anh Bình cho biết thêm: “Mùa mưa thay đổi thời tiết hàu không bị chết như sò và cái lợi nhất là không mua con giống. Thời điểm thuận lợi nhất để thả bè vào khoảng tháng 2, tháng 3 bởi vì đây là thời điểm con giống tự nhiên nhiều nhất.”

Cũng nhờ nuôi hàu mà nhiều gia đình sống tại thôn Phước Hiệp đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Gia đình chị Nguyễn Ngọc Hiếu (ở thôn Phước Hiệp, xã Tân Hòa) là một ví dụ. Những năm trước, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo chuẩn quốc gia. Hàng ngày, vợ chồng chị Hiếu đi chài lưới để lấy tiền trang trải cuộc sống và lo cho 4 người con đang tuổi ăn tuổi học. Trong những lần đi chài lưới, thấy khu vực ngã ba Ngã Ngọn (thuộc lưu vực sông Thị Vải) có nhiều tấm gỗ hàu bám dày đặc, chị Hiếu bàn với chồng chuyển sang nghề nuôi hàu. Tuy nhiên, do không có vốn đầu tư, chị đã đề xuất chính quyền địa phương được hỗ trợ vay vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo. Năm 2009, UBND xã Tân Hòa đã tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Thành giải quyết cho chị Hiếu vay 10 triệu đồng. Có tiền, chị Hiếu mua vật dụng gầy dựng được 2 bãi hàu. Sau một năm nuôi, hàu cho thu hoạch đạt sản lượng cao. Từ tiền lãi thu được, chị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nuôi. Đến nay, gia đình chị đã có 6 bãi hàu, mỗi bãi có 30 ô nuôi, trung bình mỗi ô đạt 500kg hàu/năm. Từ việc nuôi hàu, gia đình chị Hiếu đã thoát nghèo và có kinh tế khá giả.

Từ một vài hộ nuôi ban đầu, đến nay, xã Tân Hòa có gần 400 hộ nuôi hàu (tập trung chủ yếu ở 2 thôn Phước Long, Phước Hiệp) với diện tích khoảng 150.000m2 mặt nước. Trung bình 1 bè, người nuôi chia làm 11 ô nuôi, sản lượng thu được khoảng 10 tấn hàu/vụ, lợi nhuận thu được khoảng 50 triệu đồng. Có thể nói, đây là một nghề tiềm năng cho người dân địa phương, bởi chi phí đầu tư không quá cao, đầu ra ổn định, không phải chăm sóc nhiều trong quá trình nuôi. Ông Dương Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết, ngoài hỗ trợ vốn nuôi trồng thủy hải sản cho nhân dân, địa phương còn phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Tân Thành mua sắm phương tiện, ngư cụ cho các hộ nghèo có nhu cầu nuôi hàu; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng của huyện từng bước quy hoạch vùng nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường nước để hàu sinh trưởng và phát triển tốt, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 22/03/2016
Đăng ngày 25/03/2016
Mai Lan
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:51 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:51 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:51 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:51 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:51 20/09/2024
Some text some message..