Xử lý nghiêm vụ cấp phép khống hơn 800 sản phẩm thủy sản

Liên quan đến vụ việc Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép khống hơn 800 sản phẩm thủy sản gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã chia sẻ với báo chí về quan điểm của Tổng cục thủy sản vấn đề này.

tôm luộc
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

- Xin ông cho biết quan điểm của Tổng cục Thủy sản trong vụ việc này?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thủy sản là khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật; không bao che hành vi vi phạm của cán bộ; kịp thời, sớm đưa ra giải pháp, chỉ đạo việc ngăn chặn, khắc phục hậu quả để không ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Xin ông cho biết chính xác vụ việc xảy ra thời điểm nào?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Qua xác minh nhận định thời điểm thực hiện việc ghép, thay đổi phụ lục, làm giả văn bản là từ quý 4/2014 đến tháng 4/2015, nhưng được các đối tượng ghép phụ lục, làm giả, ban hành trái quy định các văn bản có số phát hành trước tháng 10/2013. Như vậy, không phải tất cả các sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cho phép lưu hành trong năm 2013 là trái quy định. Chỉ có các sản phẩm bị ghép vào Phụ lục của một số văn bản có số ban hành năm 2013 là trái quy định.

- Vậy, trước và sau thời điểm này có xảy ra tình trạng tương tự hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Trước hết có thể khẳng định chắc chắn sau thời điểm tháng 4/2015 không thể xảy ra tình trạng này vì đã bị Tổng cục thủy sản phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời. Tổng cục thủy sản đã sửa đổi, bổ sung quy trình và cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện việc giám sát chặt chẽ hơn việc công nhận các sản phẩm là vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo Thông tư 20/2015/TT-BNNPTNT.

Còn trước thời điểm cuối năm 2014, chưa phát hiện tình trạng tương tự, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục tiến hành rà soát việc này.

- Xin ông cho biết 802 sản phẩm bị đưa vào Danh mục được phép lưu hành trái quy định?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Theo báo cáo từ các địa phương, trong 802 sản phẩm được đưa vào danh mục được phép lưu hành lưu hành trái pháp luật có: 347/802 sản phẩm đã được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để lưu hành; 157/802 sản phẩm mới tiến hành sản xuất thử, chưa bán ra thị trường; 210/802 sản phẩm chưa sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam; 88/802 sản phẩm đến ngày 03/8/2016 chưa xác định được tình trạng lưu hành (do các công ty có các sản phẩm này không còn hoạt động hoặc thay đổi địa chỉ). Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục làm rõ thông tin thực tế lưu hành đối với 88 sản phẩm này.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại có 347/802 sản phẩm đã được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để lưu hành trên thị trường; 367/802 sản phẩm đã bị đưa vào danh mục nhưng chưa được sản xuất, chưa được lưu hành. Có 88/802 sản phẩm đến ngày 3/8 chưa xác định được tình trạng lưu hành.

- Tổng cục Thủy sản đã khắc phục hậu quả như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Ngày 17/6/2015 Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 1512/TCTS-VP thông báo thu hồi các văn bản, phụ lục văn bản đã được các công chức, viên chức phát hành trái quy định của pháp luật.

Tại công văn này Tổng cục Thủy sản đã nêu rõ tên các doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi; số văn bản, phụ lục văn bản bị thu hồi; các sản phẩm bị thu hồi trong từng văn bản; khẳng định từ ngày 18/6/2015 sản phẩm có tên tại các văn bản hoặc phần phụ lục bị thu hồi không có hiệu lực lưu hành tại Việt Nam. Công văn này đã được gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Chi cục quản lý Nhà nước về thủy sản và đăng tải rộng rãi trên mạng Internet.

Ngày 30/6/2015, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn 1656/TCTS-PCTTr yêu cầu các doanh nghiệp có sản phẩm thu hồi thống kê, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bị thu hồi.

Ngày 29/7/2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, A86 tổ chức hội nghị với các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương để thông báo về sự việc đã xảy ra; hướng dẫn cách thức kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm bị thu hồi và hướng xử lý trong thời gian tiếp theo nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân cũng như ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ngày 12/8/2015 Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn 2710/TCTS-PCTTr hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với từng nhóm sản phẩm bị thu hồi để doanh nghiệp và địa phương thống nhất thực hiện. Tổ chức Đoàn kiểm tra đột xuất (thành phần gồm Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản địa phương, A86) tại Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các sản phẩm này tại địa phương.

Từ những sai sót trên Tổng cục Thủy sản đã chấn chỉnh công tác tiếp nhận hồ sơ, cơ chế giám sát chặt chẽ trong nội bộ Tổng cục Thủy sản; áp dụng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính theo mô hình một cửa.

Việc trình văn bản để công nhận sản phẩm được lưu hành do Vụ Nuôi trồng thủy sản và Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản đồng trình. Tại văn bản do lãnh đạo Tổng cục Thủy sản ký đã xác định rõ số lượng sản phẩm, số trang của các phụ lục được ban hành kèm theo văn bản.

- Xin ông cho biết thời gian tới Tổng cục thủy sản sẽ triển khai các biện pháp gì để không xảy ra vụ việc tương tự?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Thời gian tới Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là các sản phẩm đã bị đưa vào lưu hành trái quy định); phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý dứt điểm, triệt để vụ việc theo quy định pháp luật.

Đồng thời, Tổng cục Thủy sản đã và tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành công vụ, tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính; tăng cường tính công khai minh bạch, chống tiêu cực trong các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát tổng thể toàn bộ danh mục được phép lưu hành đối với thức ăn thủy sản và chất xử lý cải tạo môi trường trên phạm vi toàn quốc để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm.

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục thực hiện triệt để cải cách hành chính; dự kiến sẽ đề xuất với Bộ thay đổi cách quản lý vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp thông qua danh mục như hiện nay bằng việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, gắn với quản lý theo hệ thống và chuỗi giá trị sản phẩm.

Xin cảm ơn ông./.

TTXVN/Vietnam+, 03/08/2016
Đăng ngày 04/08/2016
Thành Trung
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:45 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:45 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:45 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:45 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:45 22/09/2024
Some text some message..