Xuất khẩu tôm bứt phá

Tình hình xuất khẩu chung của cả nước từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng. Càng thuận lợi hơn khi mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam không bán phá giá, điều này cho thấy xuất khẩu tôm đang có lợi thế để tăng tốc trong những tháng cuối năm.

trung mùa tôm
Nông dân vùng ven biển ĐBSCL đang trúng mùa thu hoạch tôm.

Nỗ lực đáng ghi nhận

DOC đã công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 này (POR7) không bán phá giá tôm trên thị trường Hoa Kỳ, nên tất cả các doanh nghiệp đều nhận mức thuế 0%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2004, tôm Việt Nam chính thức bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá (CBPG) với mức thuế 4,57%. Từ đó đến nay, qua 7 đợt rà soát cùng với nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp theo đuổi vụ kiện, DOC cuối cùng đã thừa nhận các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá. Và đây là lần đầu tiên DOC quyết định mức thuế 0% cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính thuế CBPG. Một tín hiệu hết sức đáng mừng.

Cùng tin vui với mức thuế 0% vào thị trường Hoa Kỳ thì xuất khẩu tôm trong tháng 8-2013 đạt tới 280 triệu USD, tăng khoảng 38% so cùng kỳ; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm 8 tháng đầu năm 2013 lên 1,7 tỷ USD, tăng 18% so cùng kỳ năm 2012. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, nhìn nhận, những tháng đầu năm xuất khẩu tôm đối mặt với hàng loạt khó khăn, khiến nhiều người hoài nghi về kế hoạch đề ra. Song, những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ tích cực trên nhiều mặt của các ngành chức năng… đã đưa con tôm phục hồi nhanh chóng. Hầu hết các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam đều tăng; trong đó thị trường Hoa Kỳ tăng gần 43%, Nhật Bản tăng 11,4%, EU tăng 5,3%, Trung Quốc tăng 37%, Canada tăng 36%... Có thể nói, con tôm đang “cứu” ngành thủy sản trong thời buổi xuất khẩu gặp nhiều thách thức.

Tăng tốc về đích từ 2,5 - 2,6 tỷ USD

Thời điểm đầu tháng 7-2013, Bộ Công thương lo ngại xuất khẩu tôm năm 2013 chỉ có thể đạt 2,1 tỷ USD, giảm 5% so năm 2012; bởi rào cản kỹ thuật từ nhiều nước trên thế giới dựng lên làm khó các doanh nghiệp. Ở trong nước, nguồn tôm nguyên liệu thiếu hụt trầm trọng do dịch bệnh tràn lan gây thiệt hại. Song, bản lĩnh thương trường nhiều năm đã giúp các doanh nghiệp trụ vững và tạo nên những bứt phá hiệu quả trong xuất khẩu. Theo tính toán của VASEP, với mức xuất khẩu tôm trung bình khoảng 250 triệu USD/tháng, khả năng năm 2013 con tôm sẽ đem về giá trị từ 2,5 - 2,6 tỷ USD, tăng khoảng 15% so năm 2012; vượt kế hoạch đề ra.

Xuất khẩu tôm tăng ngoạn mục.
Xuất khẩu tôm tăng ngoạn mục.

Ông Chu Văn An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, cho biết, nhờ kiên trì mục tiêu và đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý nên xuất khẩu tôm của công ty đang tăng mạnh nhất trong những năm qua. Hiện tại DOC quyết định mức thuế 0% sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm tăng tốc trong những tháng cuối năm. Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh đang cải thiện tích cực. Nguyên nhân do thị trường xuất khẩu tôm liên tục được mở rộng, cộng với nguồn tôm nuôi ở tỉnh đang phục hồi nhờ khống chế được dịch bệnh; từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động việc ký hợp đồng với nhà nhập khẩu. Cà Mau đang chạy đua trong những tháng cuối năm nhằm nỗ lực đạt 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong năm 2013.

Thị trường xuất khẩu khơi thông đã kéo giá tôm nguyên liệu trong nước tăng theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… giá tôm sú loại 20 con/kg tăng lên 240.000 - 250.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 200.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 160.000 - 170.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 60 con/kg giá 135.000 - 140.000 đồng/kg… Theo ông Lê Phong Hải, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có 31.000ha tôm nuôi (trong đó 5.300ha nuôi công nghiệp), nhờ vụ này môi trường ổn định, cộng với việc kiểm tra con giống nghiêm ngặt, tập huấn kỹ thuật chu đáo, quản lý chặt thời vụ, vùng nuôi... nên tỷ lệ tôm chết giảm mạnh. Giá tôm ở mức cao và bà con trúng mùa đã tạo nên không khí sản xuất sôi động trên các ao tôm. Bến Tre xác định con tôm mang lại giá trị kinh tế cao nên tỉnh tập trung đầu tư, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân nuôi tôm đạt hiệu quả. Sự phục hồi nhanh của con tôm là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng ven biển phát triển.

Báo Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 13/09/2013
HUỲNH LỢI
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:47 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:47 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:47 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:47 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:47 20/09/2024
Some text some message..