Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo giảm nhẹ

Theo VASEP, sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời EU vẫn chưa tác động mạnh lên xuất khẩu thủy sản Việt vì phải mất 2 năm nữa quốc gia này mới hoàn tất thủ tục rút lui.

xuất khẩu tôm

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm tôm xuất khẩu sang Anh tăng 21,6% đạt trên 44 triệu USD do thị trường này tăng nhu cầu nhập tôm nước ấm khi nguồn cung tôm nước lạnh giảm và giá cao. Đây là lần đầu tiên doanh số tôm nước ấm vượt qua doanh số tôm nước lạnh trong 3 năm trở lại đây, tăng 15,4% về khối lượng và 9,6% về giá trị. Doanh số tôm nước ấm tăng một phần nhờ giá giảm, 4,7% đối với tôm nước ấm ướp lạnh (24,1 USD một kg) và giảm 5,9% đối với tôm nước ấm đông lạnh (17,2 USD một kg).

Trong khi châu Âu liên tục giảm nhập tôm từ Việt Nam, Anh luôn là thị trường tích cực trong năm 2015. Từ vị trí là thị trường lớn thứ 3 về nhập tôm Việt Nam trong khối EU năm 2014, Anh vươn lên thứ 2 từ đầu 2015. Bắt đầu từ tháng 8/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường dẫn đầu khối về nhập tôm từ Việt Nam. Tuy nhiên, tính tới tháng 5 năm nay, Anh đã phải nhường lại vị trí này cho Đức khi giá trị tôm xuất sang quốc gia này 5 tháng đạt trên 46 triệu USD.

Với thị trường Anh, từ tháng 5 trở đi, tôm xuất khẩu sang nước này đã có dấu hiệu giảm, chỉ đạt 6,8 triệu USD, giảm 27,7% so với tháng cùng kỳ 2015. Trên thị trường Anh, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ, chủ yếu về giá. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng thị phần tại các thị trường thuộc EU, đặc biệt là Anh.

Theo VASEP, hôm 23/6, việc người dân Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU đã có tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, Brexit chưa ảnh hưởng nhiều, vì Anh phải mất 2 năm nữa để hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi khối. Trong khoảng thời gian này, Anh vẫn được đảm bảo các nghĩa vụ và quyền lợi trong khối như bình thường. Hơn nữa, dù Anh tách khỏi EU, thì các hệ thống tiêu chuẩn của họ vẫn tương đồng với khu vực này.

Anh là thị trường lớn trong khu vực EU đối với thủy sản Việt Nam, nhưng đây không phải là thị trường mang tính cửa ngõ như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ… mà là thị trường tiêu thụ. Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang Anh đều được bán tới tay người tiêu dùng. Vì thế, dù Anh có rời EU hay không thì việc mua bán thủy sản giữa nhà nhập khẩu Anh với doanh nghiệp Việt Nam vẫn diễn ra bình thường.

Tuy vậy, cũng có một chút lo ngại là khi Anh rời khỏi EU, thủy sản Việt Nam sang nước này sẽ không còn được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế như trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU khi hiệp định này chính thức được các thành viên EU thông qua. Sự kiện này cũng khiến đồng USD tăng giá, EUR và bảng Anh giảm giá, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá của thủy sản Việt Nam xuất sang Anh. Dự kiến tôm Việt Nam sang Anh trong tháng 6 giảm nhẹ do biến động tỷ giá.

Vnexpress, 07/07/2016
Đăng ngày 13/07/2016
Hồng Châu
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:32 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:32 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:32 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:32 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:32 23/09/2024
Some text some message..