Bảo hiểm thủy sản: “Bà đỡ" cho ngư dân bám biển

Sau 2 năm chính thức triển khai thực hiện, các chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (Nghị định số 67) về một số chính sách phát triển thủy sản đã phát huy hiệu quả, cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ kịp thời giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

bảo hiểm
4 doanh nghiệp bảo hiểm ký kết Thỏa thuận đồng bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm thủy sản trước sự chứng kiến của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14-11-2014). (Ảnh: H.Vân)

Đồng bảo hiểm, chia sẻ rủi ro

Ngày 7-7-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67 với nhiều chính sách bảo hiểm cho ngư dân. Theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá, có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên và có xác nhận, phê duyệt đối tượng hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện về bảo hiểm, thủ tục hỗ trợ ngân sách.

Hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tổ chức làm việc tại địa phương, cơ sở để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm tại địa phương (trong đó công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về chính sách bảo hiểm, thực hiện thủ tục cấp ngân sách hỗ trợ phí bảo hiểm cho đối tượng được hỗ trợ,...), tổ chức thực hiện xác nhận, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67.

Theo đó, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện và nộp hồ sơ đều được triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67. Đến nay, có 4 doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai sản phẩm bảo hiểm này là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex, Tổng công ty Bảo hiểm PVI.


Có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng

Để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều được triển khai chính sách bảo hiểm tại tất cả các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước với một quy tắc điều khoản và biểu phí bảo hiểm chung, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là chia sẻ rủi ro, trong khi rủi ro tiềm ẩn trong khai thác hải sản xa bờ rất lớn, trong trường hợp tổn thất toàn bộ, thiệt hại có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai đều cùng đứng tên trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm ký với ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố. Đồng thời, các doanh nghiệp này đều có trách nhiệm thu xếp bảo hiểm và cùng chịu trách nhiệm về tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của ngư dân theo hợp đồng bảo hiểm.

Chưa phát hiện trục lợi, gian lận

Đánh giá về kết quả cụ thể của việc triển khai Nghị định số 67, trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết: Ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, tham gia với 14.977 tàu cá trên 90CV và 145.960 thuyền viên được bảo hiểm.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng phí bảo hiểm đạt 128,3 tỷ đồng, tổng mức trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần tổng phí bảo hiểm), ngư dân đã khiếu nại bồi thường là 115,8 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường bảo hiểm với số tiền 33,7 tỷ đồng. Hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền 82,1 tỷ đồng.

Chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67 là chính sách bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của ngư dân. Trong đó, riêng đối với bảo hiểm ngư lưới cụ, quy tắc bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm rủi ro đặc biệt và việc mua bảo hiểm là tùy thuộc vào ngư dân.

Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng và mức trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 449,8 tỷ đồng (gấp 123,4 lần phí bảo hiểm ngư lưới cụ).

Cũng theo ông Huyền, từ khi triển khai đến nay, các doanh nghiệp đã tiếp nhận giải quyết bồi thường 1.267 vụ tàu bị tổn thất; chưa phát hiện trường hợp trục lợi, gian lận bảo hiểm.

Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và ngư dân tự giải quyết trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy tắc điều khoản biểu phí đã đăng ký, quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng như quy định pháp luật thủy sản (bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng,...) và văn bản pháp luật có liên quan.

Đến nay, Bộ Tài chính mới chỉ tiếp nhận 2 trường hợp đề nghị hỗ trợ liên quan đến giải quyết bồi thường bảo hiểm. Đối với những vụ tổn thất tàu cá lớn, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám định thiệt hại, xác định phạm vi bảo hiểm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tiền bồi thường bảo hiểm với những vụ bồi thường có số tiền lớn.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã tham gia trực tiếp trao 4 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu BD-97157-TS tại Bình Định, 2,7 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu QNg-97206TS tại Quảng Ngãi.

Sự nỗ lực, tích cực, khẩn trương của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả bồi thường được địa phương và chủ tàu ghi nhận và số tiền bồi thường nhận được thực sự là nguồn kinh phí cần thiết hỗ trợ chủ tàu khắc phục khó khăn, có cơ hội đóng mới tàu cá để tiếp tục hoạt động khai thác hải sản xa bờ, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.  

Báo Hải Quan, 30/07/2016
Đăng ngày 31/07/2016
Hồng Vân
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 10:14 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 10:14 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 10:14 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 10:14 25/09/2024
Some text some message..