Bất cập bảo hiểm tàu công suất lớn

Có đến 261 tàu công suất lớn của ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ từ năm 2018 đến nay. Nhiều ngư dân cho rằng các loại bảo hiểm này được Nhà nước hỗ trợ với mức thấp nên không thực hiện.

Bất cập bảo hiểm tàu công suất lớn
Không ít “tàu 67” của ngư dân trên địa bàn tỉnh ra khơi mà không có bảo hiểm cho tàu cá. Ảnh: QUANG VIỆT

Ngư dân thờ ơ

Tại huyện Duy Xuyên, có 11 chủ tàu công suất lớn không mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ. Trong số đó, có nhiều tàu vỏ thép, vỏ composite được đóng mới từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nghị định 67. Ngư dân Lê Tuyến (xã Duy Hải) - chủ tàu vỏ thép QNa-92345 cho biết, không thể huy động đủ vốn nên không mua bảo hiểm. “Trước đây mua bảo hiểm thân tàu theo Nghị định 67, chúng tôi được hỗ trợ 90% chi phí. Khi Nghị định 17 thay thế Nghị định 67 thì mức hỗ trợ chỉ còn 50% là quá ít. Phương tiện của tôi có giá trị 15 tỷ đồng, mua bảo hiểm thì mỗi năm phải tốn 72 triệu đồng, trong khi đó sản xuất quá khó khăn, được ngày nào hay ngày đó nên tôi không thể mua” - ông Tuyến nói.

Nhiều chủ “tàu 67” ở xã Duy Vinh (Duy Xuyên) như Trần Đậu, Đỗ Văn Thành cũng đã không mua bảo hiểm cho các tàu vỏ thép sản xuất xa bờ. Các ngư dân này cho biết, mua bảo hiểm cho ngư lưới cụ tốn gần 30 triệu đồng mỗi năm mà không được Nhà nước hỗ trợ. “Chuyến biển được ít hơn chuyến biển thất bát, thua lỗ nên chúng tôi đâu có tiền mua bảo hiểm ngư lưới cụ. Trong khi đó, để được bảo hiểm, ngư lưới cụ phải hư hỏng hoàn toàn kèm với điều kiện tàu chìm, tàu cháy thì có mua cũng như... không” - ngư dân Trần Đậu nói. Tương tự, nhiều chủ “tàu 67” của các huyện Thăng Bình, Núi Thành đã không mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ mà chỉ mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Các ngư dân cho rằng, bảo hiểm tai nạn thuyền viên được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí nên mua 2 loại bảo hiểm còn lại có chi phí quá lớn nên... thôi.

Thủ tục bảo hiểm rườm rà

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các thủ tục bảo hiểm quá rườm rà cũng là nguyên nhân khiến các chủ tàu ngại mua bảo hiểm. Muốn mua bảo hiểm, ngư dân bắt buộc phải có giấy yêu cầu mua bảo hiểm; có xác nhận của UBND xã; phải tham gia tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển; phải tham gia nghiệp đoàn nghề cá; phải được xác nhận của UBND tỉnh. Khi xảy ra tai nạn tàu cá, chủ tàu phải thông báo với công ty bảo hiểm, các cơ quan biên phòng, cảnh sát biển. Tiếp đó phải có văn bản diễn biến quá trình tai nạn; chữ ký của tất cả thuyền viên trên tàu; có xác nhận của biên phòng, cảnh sát biển. Thời gian giải quyết bồi thường tốn quá nhiều thời gian. Ngoài ra, vướng mắc là đa số thuyền trưởng, máy trưởng “tàu 67” không có bằng cấp đúng quy định là nguyên nhân ngành bảo hiểm không chi trả bồi thường.

Ông Huỳnh Bá Thanh - Phó Giám đốc Bảo Việt chi nhánh Quảng Nam - đơn vị được UBND tỉnh phân công triển khai bán bảo hiểm cho ngư dân theo Nghị định 67 cho biết, từ năm 2018 đến nay có đến 261 tàu công suất lớn không mua bảo hiểm cho tàu cá, phần lớn trong số đó là các “tàu 67”. “Chúng tôi đã vận động thường xuyên, liên tục nhưng nhiều chủ tàu vẫn lơ là với bảo hiểm. Khi có sự cố xảy đến với “tàu 67”, chúng tôi khẩn trương có mặt, bồi thường theo đúng quy định nếu ngư dân mua bảo hiểm” - ông Thanh nói. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, bảo hiểm là “cái phao” để ngư dân có thể với lấy nếu không may tàu cá bị sự cố trên biển, qua đó, có thể đầu tư lại phương tiện, ngư lưới cụ để tái sản xuất. Nhiều chủ tàu không mua bảo hiểm là rất đáng lo bởi tai nạn trên biển có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Không cho ra khơi?

Bà Vũ Thị Tố Nga - Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Nam - ngân hàng thương mại cho 16 ngư dân vay 95% vốn để đóng tàu vỏ thép cho rằng, rất bức xúc với việc các chủ “tàu 67” không mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ trong quá trình sản xuất trên các vùng biển xa. Bà Nga nói: “Con “tàu 67” thuộc sở hữu của ngư dân nhưng họ chỉ bỏ ra 5% vốn để đóng tàu, 95% vốn còn lại do ngân hàng giải ngân. Nếu không may “tàu 67” gặp sự cố thì ngành ngân hàng chịu thiệt hại nặng nề. Lúc đó, các chủ tàu không được bảo hiểm bồi thường, không trả được nợ đã vay của ngân hàng”.

Theo bà Nga, chính sách hỗ trợ chủ “tàu 67” mua bảo hiểm của Nhà nước đã không phát huy hiệu quả thì Ban chỉ đạo triển khai Nghị định 67 của tỉnh (nay là Nghị định 17) cần có giải pháp hiệu quả để ổn định tình hình. Bà Nga cho rằng, ngư dân sản xuất kém thì ngành thủy sản phải có giải pháp hỗ trợ họ sản xuất hiệu quả hơn qua dự báo ngư trường, nguồn lợi, chỉ đạo sản xuất. “Tại sao tàu vỏ gỗ đánh bắt hải sản đạt hiệu quả còn “tàu 67” hiện đại thì liên tục thua lỗ đến mức không đủ tiền mua bảo hiểm dù đã được hỗ trợ kinh phí? Phải có giải pháp gì đó chứ không thể kéo dài tình trạng này được” - bà Nga nói thêm.

Ông Ngô Tấn cho rằng, Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ được triển khai với nội dung quan trọng là ưu đãi lãi suất vốn vay, giúp ngư dân tiếp cận đóng tàu công suất lớn vươn khơi sản xuất xa bờ đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Nếu áp dụng biện pháp cấm biển khi ngư dân không mua bảo hiểm thì đi ngược lại chính sách. Vậy nên, biện pháp trước mắt và lâu dài vẫn là động viên ngư dân mua bảo hiểm trước khi ra khơi. “Các cơ quan chức năng của tỉnh đang xem xét việc không cho chủ tàu xuất bến nếu không có bảo hiểm cho tàu cá. Không ai muốn phải áp dụng giải pháp được xem là cuối cùng này” - ông Ngô Tấn nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 28/01/2019
Việt Nguyễn
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:26 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:26 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:26 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:26 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:26 23/09/2024
Some text some message..