Cá ĐBSCL cạn kiệt dần

Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng cá và thu nhập của người dân nơi đây.

cá mekong
Ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay. Ảnh: savethemekong.org

Tại buổi nói chuyện "Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long" hôm 10/1, Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Đại học Cần Thơ cho hay, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường, thủy lưu dòng sông thay đổi khiến mùa nước lũ ở miền tây không còn tự nhiên và đúng như chu kỳ trước đó. Tập quán sinh sản và di cư của các loài cá do đó cũng bị xáo trộn.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ. Như vậy, nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó, nguồn lợi cá cạn kiện dần.

Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc đánh đổi con cá nhường chỗ cho đồng lúa bằng cách bao đê kín mít đã khiến cuộc sống của người dân ở vùng ngập sâu, vùng lũ trở nên khó khăn hơn. Ông nhấn mạnh, con cá có vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây, mà bao phủ trên diện rộng.

Ông Hoàng dẫn chứng, thường thu nhập trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50.000 – 70.000 đồng, thậm chí vài trăm nghìn đồng, nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện.

Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. “Khi đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước”, ông dự Ni dự báo.

VNE
Đăng ngày 11/01/2013
Mai Phương
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:33 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:33 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:33 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:33 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:33 21/09/2024
Some text some message..