Cá heo 'ăn xin' nổi tiếng qua đời

Xác của con cá heo có biệt danh "Kẻ ăn xin" nổi trên vùng biển bang Florida, Mỹ vào tuần trước.

cá heo ăn xin bị chết
Du khách cho cá heo Beggar ăn trên vùng biển gần thành phố Sarasota. Ảnh: MSNBC.

Beggar (tức "Kẻ ăn xin") là biệt danh mà người ta dùng để gọi một con cá heo thường xuyên bơi tới gần tàu, thuyền của con người để xin thức ăn trong vùng biển gần thành phố Sarasota bang Florida, Mỹ. Con vật trở nên nổi tiếng bởi kỹ năng xin thức ăn của nó. Nhưng hôm 21/9, người dân thấy xác của nó nổi gần cầu Albee Road tại thành phố Sarasota, bang Florida với tình trạng không có thức ăn trong dạ dày. Thay vào đó, các chuyên gia phát hiện móc cần câu cá, xúc tu của mực. Những thứ đó cho thấy con người có thể là nguyên nhân khiến Beggar chết, Livescience đưa tin.

Phòng thí nghiệm hải dương Mote cho biết, Beggar đã kiếm ăn trên vùng biển gần thành phố Sarasota trong 20 năm qua. Các nhà khoa học thuộc Chương trình Nghiên cứu Cá heo Sarasota đã theo dõi nó trong khoảng 100 giờ vào năm 2011. Họ nhận thấy nó giao tiếp với con người 3.600 lần và lấy được thức ăn trong 169 lần. Du khách cho nó ăn tới 520 loại thực phẩm, bao gồm bia và xúc xích. Beggar đã cắn người 9 lần khi họ định sờ nó.

Trong nhiều năm qua, Beggar trở thành "tấm gương" để những con cá heo khác học tập. Vì thế các nhà khoa học muốn cấm hành vi cho cá ăn trên biển, bởi họ lo ngại tàu, thuyền sẽ đâm vào chúng. trên thực tế, luật Bảo vệ động vật biển cấm hành vi ném thức ăn cho cá heo. Mức phạt nhẹ nhất dành cho hành vi này là 100.000 USD, còn mức phạt nặng nhất là một năm tù.

Ngoài việc thiếu thức ăn và dạ dày chứa móc câu, rất có thể Beggar chết vì một số nguyên nhân khác. Người ta thấy hai chiếc gai của cá đuối gai độc trên cơ thể nó. Nhiều vết loét cũng xuất hiện trong dạ dày con vật.

"Chúng tôi chưa thể kết luận nguyên nhân nào đã gây nên cái chết của Beggar", Gretchen Lovewell, một nhà quản lý của Phòng thí nghiệm hải dương Mote, phát biểu.

Vnexpress
Đăng ngày 27/09/2012
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:17 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:17 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:17 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:17 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:17 28/09/2024
Some text some message..