Cá khổng lồ có tuổi thọ tới 100 tuổi và mang thai dài 5 năm

Coelacanth - Một loài cá kỳ dị khổng lồ từ thời khủng long vẫn còn tồn tại đến ngày nay - có thể sống tới 100 tuổi và đặc biệt quá trình mang thai của nó kéo dài tới 5 năm, theo Huffpost.

Cá hóa thạch.
Loài cá khổng lồ "hóa thạch sống" có kích thước to lớn tương đương con người.

Coelacanth - Loài cá có kích thước tương đương người sống ở sâu dưới đáy đại dương, di chuyển chậm chạp này có biệt danh là “hóa thạch sống”. Loài cá sống chủ yếu về đêm này phát triển với tốc độ chậm kinh khủng.

Nghiên cứu cho biết những con cá cái không đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính cho đến cuối những năm 50 tuổi, trong khi những con cá đực trưởng thành về giới tính ở độ tuổi 40 đến 69.

Và có lẽ kỳ lạ nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình mang thai ở cá cái kéo dài tới 5 năm.

Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm, được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi chúng được tìm thấy còn sống vào năm 1938 ngoài khơi Nam Phi.

Các nhà khoa học từ lâu tin rằng Coelacanth chỉ sống thọ khoảng 20 năm. Nhưng bằng cách áp dụng một kỹ thuật tiêu chuẩn mới để xác định niên đại cá thương phẩm, các nhà khoa học Pháp đã tính toán rằng chúng thực sự sống gần một thế kỷ, theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Current Biology.

Cá hóa thạch sống khổng lồ
Các nhà nghiên cứu bên một mẫu vật cá hóa thạch Coelacanth khổng lồ.

Loài cá Coelacanth đang bị đe dọa tuyệt chủng đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu các mẫu vật đã bị đánh bắt trái phép và chết.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Bruno Ernande, một nhà sinh thái học tiến hóa biển tại viện nghiên cứu biển của Pháp cho biết, sử dụng kỹ thuật ánh sáng phân cực để xác định tuổi của các mẫu vật cá Coelacanth mà họ có cho thấy, mẫu vật già nhất có tuổi đời lên tới 84 tuổi.

Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 phôi thai và tính toán được tuổi của 2 phôi thai này. Theo đó, phôi thai lớn nhất là 5 tuổi. Vì vậy, ông Ernande cho biết, họ đã tính toán rằng thời kỳ mang thai của cá cái kéo dài ít nhất 5 năm.

Ôn Harold Walker thuộc Viện Hải dương học Scripps, người không tham gia nghiên cứu cho biết thời kỳ mang thai 5 năm là "rất kỳ lạ" đối với cá hoặc bất kỳ loài động vật nào.

Theo AP

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 22/06/2021
Bảo Tuấn
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:32 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:32 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:32 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:32 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:32 20/09/2024
Some text some message..