Cần xử lý nghiêm việc đánh bắt cá bằng xung điện

Những năm gần đây, việc người dân sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản diễn ra khá phổ biến. Chỉ cần đầu tư khoảng 1-2 triệu đồng mua một bình ắc- quy 12V, bộ kích điện và hai cần tự chế là có ngay một bộ dụng cụ đi “hành nghề”. Đây là cách khai thác phản khoa học, có tác hại lâu dài, phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống và tận diệt các loài thủy sản.

kích điện
Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt việc đánh bắt cá bằng xung, kích điện để bảo vệ nguồn thủy sản

Tận diệt nguồn thủy sản

Khoảng 9 - 11 giờ trưa, giữa cái nắng chói chang hất rát cả mặt, dọc theo bờ sông Hậu (khu vực bờ hồ Nguyễn Du, TP. Long Xuyên) tôi bắt gặp hình ảnh người đàn ông gần 50 tuổi dùng xung điện để bắt cá. Đứng quan sát, tôi thấy người đàn ông cầm 2 cần tre chọc xuống nước, trong bán kính khoảng 1,5- 2m, cá lớn, cá bé đều bị tê liệt, chết. Dụng cụ “hành nghề” đánh bắt cá của ông rất đơn giản, gồm: Một bình ắc-quy khoảng 12V, với bộ phận kích điện khoảng 220V, 2 cần tre dài khoảng 3m, 1 cần có đầu là que thép nhọn nối với cực dương gắn công tắc, cần còn lại gắn với vợt sắt nối cực âm. Khi chọc 2 cần xuống nước, bật công tắc sẽ xảy ra hiện tượng xung điện, những động vật nằm trong bán kính 3m sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Những nơi ông đi qua, cá chết phơi trắng bụng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, một vài con ngáp ngáp sắp chết.

Đứng gần tôi, chị Nguyễn Bích Ngọc bức xúc: “Hôm nay, nhà tôi đi mua cá phóng sinh. Hồi nãy không để ý, tôi mới thả gần 8kg cá rô non, cá trê con xuống sông. Quay qua gặp ông này, vợt điện cá chết quá trời. Vừa bực mình, vừa thấy áy náy trong lòng. Thà không phóng sinh, chứ kiểu này tôi thấy có lỗi lắm! Tháng 7 âm lịch là rằm lớn, người ta phóng sinh, làm phước không hết mà mấy ông này bắt cá kiểu tận diệt. Xuyệt điện kiểu này thì vài ba năm nữa, cá lớn, cá bé, tôm…chắc sẽ không còn một con”.

Sau một hồi làm quen, tôi biết người đàn ông đang xuyệt điện bắt cá tên T., nhà ở xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên). Tôi hỏi vì sao ông không dùng lưới bắt cá, ông T. trả lời tỉnh bơ: “Chài lưới thì lâu lắm! Biết bao lâu mới kéo được số cá như mong muốn. Dùng kích điện cho nhanh”. Khoảng 30 phút, kích điện dọc bờ sông, ông đã bắt được hơn kg cá lớn, nhỏ, với nhiều loại khác nhau. Tôi nói đây là hình thức tận diệt, lực lượng chức năng thấy sẽ phạt. Ông T. bảo: “Đi kích giữa trưa, ngay ngày nghỉ, ai thấy đâu mà phạt. Biết đây là hình thức đánh bắt tận diệt, biết là phạm pháp nhưng vì mưu sinh, kiếm vài đồng về mua gạo, cô ơi!”. Ông T. cũng thừa nhận, so với mấy năm trước thì lượng cá bây giờ giảm hẳn.

Cần xử lý mạnh tay

Nghề đánh bắt cá bằng xung điện ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hàng năm của ngư dân. Vì nó có thể làm chết hầu hết các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng ảnh hưởng của xung điện. Ngoài ra, còn hủy hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản, làm cho trứng của các loài thủy sản bị phá hủy. Mặt khác, không ít trường hợp tử vong khi đánh bắt cá bằng xuyệt, xung điện.

Theo Chi cục Thủy sản, để hạn chế tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện, thời gian qua, chi cục đã tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền cấm đánh bắt cá con và việc sử dụng điện để khai thác thủy sản. Đồng thời, phối hợp các Ban Quản lý chợ tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các tiểu thương không buôn bán cá con tại các chợ. Thông qua hình thức phát tờ rơi, tờ bướm, áp-phích, pa-nô, tập huấn, báo chí, loa phát thanh, đài truyền hình… đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản và các văn bản liên quan về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Qua đó, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Chi cục Thủy sản còn tăng cường phối hợp các ngành, địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác nguồn lợi thủy sản nhằm răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Những tháng đầu năm 2016, Chi cục Thủy sản đã chủ trì phối hợp Cảnh sát Môi trường, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 7 đợt kiểm tra trên các tuyến sông Tiền, sông Hậu và kệnh rạch. Qua đó, đã kiểm tra 61 lượt phương tiện ngư dân, phát hiện 43 ngư dân vi phạm, gồm: 16 trường hợp sử dụng xuyệt điện, 22 trường hợp sử dụng cào điện, 5 trường hợp sử dụng lưới có kích thước nhỏ so với quy định. Đồng thời, ra quyết định xử phạt 1 hộ ngư dân sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản, với số tiền phạt 4 triệu đồng. Tổng số tang vật tạm giữ gồm: 23 bình ắc-quy, 12 dynamo, 2 cục sạc, 25 xuyệt điện, 80m dây điện, 11m lưới, 4 vợt điện.

Để bảo vệ nguồn thủy sản, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra, tăng cường xử phạt việc sử dụng kích điện bắt cá. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân cũng như phân tích tác hại, nguy hiểm của việc kích điện để những người đánh bắt cá bằng điện từ bỏ nghề, hoặc chuyển hình thức đánh bắt. Qua đó, nhằm hạn chế những cái chết thương tâm cũng như góp phần duy trì bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và mai sau.

Báo An Giang, 07/09/2016
Đăng ngày 08/09/2016
Bài, ảnh: Thu Thảo
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:24 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 20:24 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 20:24 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 20:24 25/09/2024
Some text some message..