Cảnh báo nạn cướp biển tấn công tàu Việt Nam

Vừa qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu các cảng vụ hàng hải tuyên truyền, phổ biến tới các chủ tàu, công ty quản lý và khai thác về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philipines. Từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017, 2 tàu biển Việt Nam đã bị cướp biển tấn công và bắt giữ người.

Ngư dân Việt Nam
Ảnh minh họa

Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC) - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: Tình hình an ninh hàng hải nói chung và cướp biển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng gần đây diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, nạn cướp biển có xu hướng tăng mạnh tại khu vực biển Sulu-Celebes phía Nam Philippines và khu vực biển phía Đông Sabah của Malaysia. Từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017, xảy ra 2 vụ tàu biển Việt Nam đang trên hành trình chở hàng bị cướp biển tấn công và bắt giữ người. Cụ thể, ngày 19/2/2017 tàu Giang Hải của Công ty CP Vận tải biển quốc tế (Hải Phòng) bị cướp biển tấn công tại vùng biển Philippines, 6 người bị bắt đi. Trước đó, ngày 11/11/2016, cướp biển cũng tấn công tàu Royal 16 tại vùng biển Philippines và bắt giữ 6 người làm con tin.

Cũng theo đại diện VRQC, trước đây phương thức thường thấy của cướp biển là tấn công tàu để lấy tài sản, tư trang, sau đó chuyển sang tấn công tàu dầu, nhưng nay cướp biển có xu hướng chuyển sang bắt giữ người để đòi tiền chuộc. Cướp biển tấn công tàu rất manh động và tàn bạo, thậm chí sẵn sàng đánh đập, giết chết nạn nhân. Cướp biển thường dùng tàu cao tốc, súng bắn từ xa uy hiếp, tấn công tàu vận tải, tàu cá đi lại qua khu vực này để bắt người và mang giấu tại các đảo để đòi tiền chuộc.

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 01/2017 tại khu vực Châu Á đã xảy ra 06 vụ cướp có vũ trang tấn công tàu thuyền, trong đó có 04 vụ việc được thực hiện thành công và 02 vụ việc bất thành. Trong 04 vụ cướp có vũ trang tấn công thành công có 01 vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, 01 vụ việc nghiêm trọng, 01 vụ việc ít nghiêm trọng và 01 vụ việc liên quan đến trộm cắp vặt. Vụ việc được phân loại đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc nhóm tội phạm có vũ trang tấn công tàu cá Malaysia khi tàu đang hoạt động tại khu vực biển Sulu – Celebes và bắt giữ 03 thuyền viên làm con tin.

Trước tình trạng trên, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các cảng vụ hàng hải tuyên truyền, phổ biến tới các chủ tàu, công ty quản lý và khai thác về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philipines để đảm bảo không xảy ra sự cố an ninh đối với tàu biển Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp vận tải biển có tàu chạy tuyến quốc tế, Cục Hàng hải yêu cầu cẩn trọng khi đi qua eo biển Malacca/Singapore, khu vực vùng biển Đông Sabah và Nam Philipines; Các tàu có tốc độ chậm nên chuyển hướng tránh đi qua các khu vực biển Đông Sabah và Nam Philipines.

Tổ chức các nước tham gia Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang các tàu thuyền ở châu Á (ReCaap) đã đề nghị chính quyền các quốc gia ven biển cần phải tăng cường công tác tuần tra tại các khu vực thường xuyên xảy ra nạn cướp biển tấn công nhằm từng bước hạn chế hiện tượng này. ReCaap cũng tiếp tục đưa ra các khuyến nghị đối với tàu thuyền hoạt động tại khu vực cần cân nhắc điều chỉnh tuyến hành trình để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công, tuy nhiên, trong trường hợp không thể thay đổi tuyến hành trình thì thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu cần phải đặc biệt nâng cao cảnh giác, hành trình theo hướng dẫn của cơ quan chức năng trong khu vực. Cố gắng hành trình ban ngày và tránh xa các đảo (có thể là nơi trú ẩn của cướp biển). Cảnh giác, quan sát kỹ biểu hiện bất thường và tránh các tàu cá, tàu nhỏ đơn lẻ; Cho tàu hành trình với tốc độ tối đa có thể; Triển khai tối đa các biện pháp chống tiếp cận, chống xâm nhập (khóa cửa, chăng dây thép gai quanh tàu và các lối lên boong thượng tầng, tăng cường chiếu sáng boong và quanh tàu khi trời tối… Ngoài ra, ReCaap đề nghị các tàu thuyền đi qua khu vực này cần thực hiện việc báo cáo tới nhà chức trách của Philippine và ESSCOM khi tàu hành trình qua khu vực Sibutu và biển Sulu-Celebes.

TCTS
Đăng ngày 08/03/2017
Hà Kiều
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 16:49 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:49 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 16:49 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 16:49 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 16:49 21/09/2024
Some text some message..