Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ

Công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn” của anh Hoàng Văn Hợi đã được trao giải Ba - Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An.

Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ
Hệ thống lọc nước nuôi tôm được lấp chìm phía dưới đất, không ảnh hưởng đến bờ biển. Ảnh: Hồ Dương Cầm

Nuôi tôm là nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị bền vững tại một số huyện, thị ven biển ở Nghệ An. Diện tích nuôi mỗi năm trung bình khoảng 2.200 ha. Tuy nhiên, những tác động xấu của xả thải, biến đổi khí hậu khiến cho nguồn nước bơm về đầm nuôi bị ô nhiễm, là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở tôm.

hệ thống lọc nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Công trình "Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn" của anh Hoàng Văn Hợi - một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An, thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ và công nghệ nuôi trồng thủy sản đang được xem là công nghệ mới để làm sạch nguồn nước nuôi tôm.

Phương pháp bơm lọc nước này sẽ làm cho nguồn nước từ biển dẫn về đầm nuôi sạch hơn thông qua một dàn lọc. Dàn lọc cùng toàn bộ ống dẫn đều được chôn dưới lòng đất. Khi nước biển dâng ngập bề mặt, sẽ thẩm thấu vào các ống lọc để bơm về ao nuôi.

Anh Hoàng Văn Hợi - tác giả công trình lý giải: "Hệ thống lọc nước này được thiết kế bằng các ống nhựa PVC phi 90 được ráp vào nhau, trên thân ống rạch nhiều khe hở nhỏ. Sau khi đào hố thì dùng loại cát thô phủ dưới đáy, rồi đặt dàn lọc lên, tiếp tục phủ cát thô lấp đầy. Khi nước dâng sẽ thấm vào cát thô, theo khe hở nhỏ trên bề mặt ống lọc thấm vào ruột ống. Quá trình này hạn chế các sinh vật nhỏ, ấu trùng phù du, tôm, cua, còng… là những thứ thường gây ra dịch bệnh ở ao nuôi khi bơm nước thẳng trực tiếp từ biển về”.

Như vậy, điểm mấu chốt của hệ thống bơm lọc nước nuôi tôm tự làm sạch, chính là các ống lọc với từng dãy khe hở rất nhỏ. Sau khi nguồn nước thấm vào dàn ống, máy bơm  sẽ hút nước đưa về đầm nuôi. 

Bên cạnh nguồn nước được lọc sạch, ưu điểm của hệ thống lọc nước này là không bị sóng biển đánh trôi do toàn bộ được chôn dưới lòng đất; thời gian lấy nước cả ngày vì không phụ thuộc vào thủy triều; lưu lượng nước lớn do lọc nước bằng trọng lực và áp suất bơm; không mất diện tích trong trại nuôi do hệ thống lọc được lắp đặt ngoài bờ biển.

Với nhiều hộ nuôi tôm, đây là một cách thức bơm nước nuôi tôm hiệu quả.  Anh Nguyễn Cường - hộ nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu cho hay: "Phương pháp lọc nước nuôi tôm này khá thuận lợi, hiện nhiều hộ nuôi ở Diễn Trung đã sử dụng cách thức lọc nước này thay cho bơm nước thông thường trực tiếp từ biển về vì ít phải xử lý ao đầm, hạn chế sử dụng hóa chất khử trùng".

 hệ thống lọc nước trong nuôi tôm

Anh Hoàng Văn Hợi (áo hồng) - người sáng tạo ra hệ thống lọc nước nuôi tôm. Ảnh: Hồ Dương Cầm

Mô hình lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn với những ưu điểm an toàn và thiết thực sẽ giúp bà con nuôi tôm giảm chi phí trong xử lý đầm, ao nuôi, hạn chế  dịch bệnh phát sinh.

Đây là kết quả tìm tòi, sáng tạo của anh Hoàng Văn Hợi - một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An; công trình "Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn" vừa được tỉnh trao giải 3 Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 15/06/2017
Hồ Dương Cầm
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:37 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:37 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:37 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:37 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:37 20/09/2024
Some text some message..