Đánh giá của EC và nỗ lực của Việt Nam chống khai thác IUU

Từ ngày 16-24/5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của Uỷ ban Châu Âu đã sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện 9 khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Đánh giá của EC và nỗ lực của Việt Nam chống khai thác IUU
Nhiều địa phương đã nỗ lực chống khai thác IUU

Đánh giá chung

Việc EC cảnh báo và công tác khắc phục “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, trong thời gian qua, đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các cấp lãnh đạo, bộ, ngành Trung ương và địa phương cũng như của toàn xã hội, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp thủy sản, là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao nhận thức, huy động nguồn lực để xây dựng một nghề cá có trách nhiệm, hiện đại, đi sâu vào hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, trong thời gian rất ngắn, chỉ hơn 8 tháng (từ khi EC cảnh báo Thẻ vàng 23/10/2017 và Đoàn Thanh tra EC vào kiểm tra tại Việt Nam tháng 5/2018 đến nay), với sự nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ nêu trên, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng trong việc chống khai thác IUU như: đã cơ bản nội luật hóa các qui định của quốc tế, khu vực trong Luật Thuỷ sản năm 2017; nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp về chống khai thác IUU; tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt; công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có bước tiến bộ; công tác hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp định, công ước quốc tế về thủy sản có nhiều nỗ lực tích cực.

Trong đợt kiểm tra từ 16-24/5/2018 vừa qua, Đoàn Thanh tra EC đã có sự đánh giá và nhìn nhận tích cực, nhất là thấy được quyết tâm và nỗ lực hành động của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chống khai thác IUU. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát huy mối quan hệ hợp tác phối hợp giữa Bộ với Ủy ban Châu Âu trong xây dựng, phát triển nghề cá nói chung và thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trong thời gian tới.

Qua quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU, nổi lên một số tồn tại, hạn chế như sau: chưa xây dựng được cơ chế chỉ đạo, điều hành kịp thời, thông suốt từ Trung ương (Chính phủ, bộ, ngành Trung ương) đến địa phương (tỉnh, thành  phố ven biển) để đảm bảo thực thi hiệu quả chống khai thác IUU và quy định của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác IUU trên thực tiễn.

Chưa bố trí đủ nguồn lực về tổ chức, nhân lực và vật lực trong toàn hệ thống quản lý nhà nước, thực thi pháp luật thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cơ sở nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các quy định quốc tế về chống khai thác IUU.

Công tác thực thi pháp luật để đảm bảo việc kiểm soát tàu cá Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả; Chưa có biện pháp phát hiện, xử lý kịp thời,hiệu quả tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài nên tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp  tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp; mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm khai thác IUU còn thấp, chưa tạo được sự răn đe, chưa tương đồng với một số nước trong khu vực và quốc tế.

Chưa thể hiện được trách nhiệm đầy đủ của quốc gia treo cờ (quản lý tàu cá) và trách nhiệm của quốc gia ven biển (bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản), cụ thể: hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng được qui định của Luật Thuỷ sản về lắp thiết bị giám sát hành trình; chưa kiểm soát chặt chẽ được tàu thuyền ra vào cảng, hoạt động của tàu thuyền trên biển và công tác xác nhận loài, sản lượng cập bến.

Công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu, quy định của Châu Âu về kiểm soát truy xuất nguồn gốc sản phẩm về khai thác bất hợp pháp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Hiện tại, Việt Nam chưa kiểm soát được sản phẩm khai thác thủy sản khai báo trên giấy tờ so với thực tế, do vậy cần tăng cường công tác kiểm soát tàu cá tại cảng, trên biển và sử dụng dữ liệu giám sát hành trình của tàu cá một cách hệ thống, chính xác để đảm bảo sản phẩm thủy sảnxuất khẩu sang thị trường Châu Âu phải được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm được xác nhận, chứng nhận.

Giải pháp

Đến tháng 01/2019, Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU; trên cơ sở kiểm tra đánh giá của Đoàn, Ủy ban Châu Âu sẽ xem xét vấn đề khắc phục “Thẻ vàng” đối với Việt Nam. Vì vậy, từ nay đến 31/12/2018, cần phải tập trung thực hiện, làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu.

Tập trung hoàn thiện để ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và 09 Thông tư để bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Luật Thủy sản từ 01/01/2019.

Thiết lập cơ chế chỉ đạo điều hành kịp thời, thông suốt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương về phòng chống khai thác IUU và triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Triển khai thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ nhằm đảm bảo ngăn chặn tàu vi phạm bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.

Triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II, thực hiện ngay trong Quý IV/2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên.

Tăng cường công tác kiểm soát tàu cá xuất bến và kiểm soát tàu cá tại cảng; kiểm soát sản lượng thủy sản cập bến theo quy định.Thực hiện nghiêm công tác ghi nhật kí khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ để chấn chỉnh công tác xác nhận chứng nhận sản phẩm thuỷ sản từ khai thác.

Kiểm soát nguyên liệu thủy sản NK

Triển khai nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/01/2018.

Về các vấn đề này, hiện VASEP cũng đã gửi một số kiến nghị và đề xuất đến Bộ NN&PTNT.  Bộ NN&PTNT, TCTS và Cơ quan địa phương hỗ trợ và phối hợp cùng VASEP và các DN cá ngừ thực hiện Chương trình Giám sát an toàn cá heo của EII tại cảng cá. Bộ cũng cần chỉ đạo sửa đổi/ bổ sung 1 số bất cập trong TT 02/2018/TT-BNNPTNT (CV 102/2018/VASEP) liên quan đến Hồ sơ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu Thủy sản khai thác như: sửa đổi công văn 1928 không quy định  nộp giấy phép KT khi xin xác nhận nguyên liệu.

TCTS kiểm tra, rà soát và có văn bản hướng dẫn BQL cảng cá ghi đúng số lượng theo báo cáo của chủ tàu/ chủ nậu hoặc cử cán bộ giám sát trực tiếp khi DN mua hàng; không thực hiện những điều không có quy định pháp luật hiện hành, rà soát & bãi bỏ hoặc điều chỉnh phù hợp quy định thủ  tục này cho việc xác nhận S/C.

Cải cách-sửa đổi TT26 theo NQ19/2017 của Chính phủ: Không yêu cầu DN phải nộp C/C trong hồ sơ kiểm dịch thủy sản; Có quy định một mục riêng cho hàng mẫu trong đó không yêu cầu H/C và không yêu cầu kiểm hàng; Không yêu cầu dán nhãn trên thùng đối với hàng xá, NK bằng carton; Quản lý phân luồng DN theo nguyên tắc quản lý rủi ro (phân luồng xanh, vàng, đỏ) để làm căn cứ miễn-giảm kiểm tra; Bổ sung thêm điều khoản cho phép “KHAI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG”; Bổ sung nội dung quy định/hướng dẫn cho vấn đề chuyển tải & tạm nhập tái xuất; Cục Thú y xây dựng Sổ tay Hướng dẫn (Handbook) về Thủ tục NK thủy sản để chế biến xuất khẩu sang thị trường EU.

Ngoài ra, Bộ cần xem xét công bố: «nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá”. Và có ý kiến với Bộ Công Thương để thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch dành cho xuất khẩu cá ngừ vào EU.

(Trích bài trình bày của ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác Thủy sản, TCTS và bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO tại Hội Thảo “Chống khai thác IUU ở Việt Nam và sự chung tay của cộng đồng Doanh nghiệp” trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2018)

VASEP
Đăng ngày 13/09/2018
Phạm Ngọc Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác Thủy sản
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:32 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:32 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:32 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:32 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:32 21/09/2024
Some text some message..