Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ hệ gen của cá tra, điều này mở đường cho việc nhân giống loài cá có giá trị kinh tế này tốt hơn.

Hệ gen của cá tra lần đầu tiên đã được giải mã
Ảnh: sciencedaily

Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus là một loài cá điển hình của sông Mekong huyền thoại, con sông dài nhất ở Đông Nam Á và là một trong nhưng con sông lớn nhất trên thế giới. Việt Nam là nước sản xuất hàng đầu của loài cá này, sản lượng cá tra nuôi ước tính 1,1 triệu tấn cá trong một năm.

Nhưng không giống như các loài cá thương mại khác, chẳng hạn như cá tuyết Đại Tây Dương thì loài cá tra – một loài cá da trơn Châu Á – lại có ít dữ liệu về hệ gen để hướng dẫn nuôi và sản xuất giống.

Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Đại học Okinawa (OIST) đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để giải mã toàn bộ hệ gen của cá tra. Kết quả của họ, được công bố vào ngày 5 tháng 10 năm 2018, trong BMC Genomics, tiết lộ chi tiết mới về dòng dõi tiến hóa của các loài cá và các gen có thể là chìa khóa cho sự phát triển bền vững.

“Với dữ liệu di truyền này, sẽ dễ dàng kiểm tra sự đa dạng hóa hiện diện trong quần thể cá da trơn”, Eiichi Shoguchi, trưởng nhóm nghiên cứu về hệ gen biển tại OIST và đồng tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết. “Trong nuôi trồng thủy sản, ví dụ, một cá thể của cá tra sẽ có con có khả năng chống lại mầm bệnh tốt hơn cá khác trong đàn. Từ dữ liệu di truyền đã được biết có thể kiểm tra bộ gen của con cá đó và tìm hiểu xem gen nào liên quan đến tính kháng bệnh”.

Sử dụng các kỹ thuật sắp xếp thế hệ tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu di truyền và lắp ráp nó thành một bộ gen hoàn chỉnh. Họ so sánh bộ gen mới với dữ liệu di truyền đã được công bố trước đó từ cá da trơn và cá vằn - một sinh vật kiểu mẫu liên quan chặt chẽ với tiến hóa của cá da trơn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cá tra và người anh em họ của nó là cá nheo Mỹ, và sự khác biệt hơn nữa giữa nó và loài cá vằn.

Đặc biệt, họ xác định sự biến mất của hai gen trong cá tra vẫn còn nguyên vẹn trong cá vằn và cho phép các loài cá này có khả năng chống tia UV của riêng mình.

Thức ăn cho cá da trơn ở dưới đáy sông, vượt ra ngoài sự ảnh hưởng của tia UV, và có thể cá tra không cần sự bảo vệ này. Cá tra có nhiều gen yếu tố tăng trưởng giống insulin hơn cá vằn, đây có thể là chìa khóa cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của loài này.

Sử dụng dữ liệu từ cá tra trên sông, các nhà khoa học đã tạo một bản đồ giả thuyết về nhiễm sắc thể cá tra. Bản đồ chỉ ra cách nghiên cứu trong tương lai so sánh các loài, truy tìm dòng dõi của chúng và điều tra chức năng các gen này trên cá. Điều này mở ra tương lai mới cho cá tra trong di truyền và chọn lọc giống.

Okinawa Institute of Science and Technology (OIST) Graduate University

Đăng ngày 30/10/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:01 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:01 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:01 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:01 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:01 22/09/2024
Some text some message..