Hiểm họa từ những chuyến săn rùa biển

Từ lâu, rùa biển vẫn luôn bị săn bắt để lấy thịt, trứng, mai và da. Ngày nay chỉ còn 7 loài rùa biển trên phạm vi toàn cầu, 5 loài trong số đó được tìm thấy ở các vùng biển Việt Nam, nhưng chúng cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

thu mua rua bien
Những con rùa biển lớn này đều được đầu nậu thu mua tại cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn). Ảnh T.G

Chỉ cần một phiên đi biển săn rùa trái phép, mỗi ngư dân có thể trúng gần trăm triệu đồng. Nhưng hiểm họa, tai ương khôn lường khi phải lặn dưới đáy sâu bằng dây hơi thô sơ giữa đại dương nhiều hiểm nguy. Để có được những con rùa biển, nhiều người phải trả giá bằng tính mạng.

14 thuyền viên biệt tăm vì rùa biển

Những ngày qua, thân nhân và gia đình các ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gần như đã rơi vào tuyệt vọng vì vẫn chưa nhận được bất kỳ tin tức nào của người thân. Gần hai tháng nay, con tàu của ông Trần Tiến Dũng chở 14 ngư dân đi biển đã mất liên lạc với đất liền. Trước đó, ngày 6/9, con tàu ra khơi, đến ngày 10/10, ngư dân trên tàu nhắn tin cho người thân thông báo đánh bắt thuận lợi và đang trên đường trở về. Sau đó thì tất cả đều im bặt một cách lạ kỳ.

Người thân các thuyền viên trên tàu không báo chính quyền địa phương mà sử dụng Icom cộng đồng liên lạc các tàu cá trên biển nhờ tìm người thân. Ông Trần Văn H. ở xã Bình Châu cho biết: "Người thân của các ngư dân trên tàu bị mất tích lo lắng, đau đớn lắm chứ. Nhưng không thể báo vụ việc cho chính quyền địa phương được. Vì chưa xác định họ bị nước ngoài bắt hay bị tai nạn trên biển, điều quan trọng là do họ hành nghề bắt rùa biển trái pháp luật nên phải giấu".

Được biết tàu của ông Dũng là con tàu mới trị giá 2,5 tỷ đồng vừa được hạ thuỷ ít lâu. Để có được con tàu đó, ngoài tiền của gia đình ông Dũng, còn có hỗ trợ của một đầu nậu thu mua rùa biển ở Bình Châu. Trong 14 ngư dân thì có 4 ngư dân quê ở tỉnh Khánh Hòa, còn lại là người địa phương. Đây là những ngư dân giỏi lặn và rành nghề bắt rùa biển. Đáng thương nhất là gia đình ông Trần Tiến Dũng, ngoài ông còn 2 đứa con là Trần Văn Tiến, 25 tuổi và Trần Văn Lên 21 tuổi cũng cùng chung "định mệnh". Vì sợ không dám báo lên các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thân nhân của các thuyền viên chỉ biết bí mật nhờ bà P., đầu nậu rùa biển lo liệu.

Bất chấp nguy cơ

Nhiều năm qua, cảng Sa Kỳ được biết đến là điểm lén lút tập kết thu mua rùa biển. Mặc dù lực lượng Công an, Biên phòng bắt nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hàng trăm con rùa biển, nhưng hoạt động mua bán loại động vật quí hiếm này vẫn lén lút diễn ra, đe doạ sự tận diệt loài rùa đang từng ngày cạn kiệt.

Hiện nay các đầu nậu thu mua rùa biển luôn liên kết chặt chẽ với các chủ tàu lặn bắt rùa biển. Đầu nậu khuyến khích mở rộng khai thác rùa bằng cách đầu tư hàng tỷ đồng vào những con tàu của ngư dân. Nhưng năm nào cũng có vài chiếc tàu bị nạn, bị bắt nên ngư dân trắng tay, chủ nậu cũng tự xóa nợ. Tuy nhiên, vì rùa biển là món hàng siêu lợi nhuận nên khi bị nạn, các chủ tàu tiếp tục tìm cách sắm tàu khác săn rùa biển.

Vài năm trước đây, ngư dân ra khơi khai thác rùa biển không phải là nghề chuyên nghiệp. Ra khơi, trúng con nào thì coi như là may mắn, phần ăn, phần mang về bán, phụ thêm tiền xăng dầu. Còn giờ đây, nhiều người đã đổ xô chuyên đi lặn bắt đồi mồi, rùa biển. Họ coi đó như là một nghề hái ra tiền. Nơi sinh sống của ổ đồi mồi, rùa biển chính là những đảo đá ngầm, rạn san hô. Thợ lặn phải chuyên nghiệp mới có thể lặn xuống tận đáy biển bắt rùa, đồi mồi. Không ít tai nạn, thương vong do lặn bắt đồi mồi, rùa biển đã xảy ra. Mặc dù "sinh nghề tử nghiệp", nhưng trước lợi nhuận lớn, ngày càng có nhiều tàu cá gia nhập đội quân săn rùa biển.

Giãi bày với phóng viên, nhiều người đánh bắt và buôn bán rùa biển thừa nhận, biết hành động của mình là phạm pháp nhưng họ vẫn tiếp tục làm do lợi nhuận lớn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tận diệt loại động vật biển quý hiếm này do diện nay nhu cầu về các sản phẩm từ rùa biển là rất lớn. Nhiều người cho rằng thịt rùa có tác dụng làm thuốc bổ, tăng ham muốn tình dục, chữa bệnh huyết áp thấp; trứng rùa được coi là một món ăn cao lương mỹ vị. Ngoài ra mai rùa sử dụng làm đồ trang trí thẩm mỹ với giá gần chục triệu đồng/cái. Giới đại gia đồn thổi rằng, đặt rùa nhồi dưới móng nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, đeo các sản phẩm làm từ rùa giúp chữa bệnh huyết áp thấp.

Rùa biển Việt Nam có nguy cơ tuyệt diệt

Ngoài việc bị săn bắt để làm thức ăn, rùa biển còn được dùng để bào chế các bài thuốc y học cổ truyền, hoặc chế tác làm các mặt hàng xa xỉ. Mai đồi mồi được săn lùng nhiều nhất để chế tác thành đồ trang sức như vòng tay, hoa tai, kẹp tóc, tẩu thuốc lá, quạt hoặc đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Chính tình trạng săn bắt và tiêu dùng tràn lan này đang đẩy rùa biển đến tuyệt chủng.

Tình trạng tiêu thụ các sản phẩm từ rùa biển trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đến quần thể loài. Tất cả năm loài rùa biển ở Việt Nam đều được xếp vào các nhóm nguy cấp hoặc rất nguy cấp trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), và pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi mua, bán, vận chuyển các loài rùa biển vì mục đích thương mại.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết việc mua, bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm của chúng để kiếm lời là bất hợp pháp. Đại bộ phận người tiêu dùng vẫn vô tư mua các sản phẩm làm từ rùa biển mà không biết rằng chính sự vô tình của mình làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể rùa biển trong tự nhiên dẫn tới suy giảm nghiêm trọng nguồn cá biển.

Vì vậy, tổ chức TRAFFIC (mạng lưới kiểm soát buôn bán động vật và thực vật hoang dã toàn cầu) phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Nội và các tổ chức xã hội khác triển khai một chiến dịch truyền thông về những quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ rùa biển và cảnh báo những hành vi mua, bán, tiêu dùng rùa biển trái phép trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu của chiến dịch là chuyển đến mọi người thông điệp: mua, bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm rùa biển là trái pháp luật và đẩy chúng đến tuyệt chủng.          

Cách đây không lâu, tại cảng Sa Kỳ, lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi đã bắt quả tang ông Nguyễn Văn Thọ, 38 tuổi ngụ tại thôn An Hải, xã Bình Châu đang chuyển 117 con rùa biển với tổng trọng lượng gần 2 tấn, trong đó con nhẹ nhất là 4kg và nặng nhất 47kg, từ tàu đánh cá của mình lên xe để đưa đi tiêu thụ. Ông Thọ khai nhận số rùa biển nói trên được lặn bắt ngoài khơi và không hề biết đây là động vật bị nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, buôn bán. Các chủ hàng thường khai nhận đem rùa biển vào tỉnh Bình Định bán. Tuy nhiên qua điều tra chúng tôi được biết, thường các chủ hàng đem rùa biển vào TP. Nha Trang hay TP. Hồ Chí Minh bán các "đại lý" lớn. Trung bình mua mỗi con rùa ở tại các tàu cá giá 2 - 3 triệu, nhưng khi vận chuyển vào tận miền Nam, giá tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Chính từ việc buôn bán loài động vật quý hiếm này, các đầu nậu nhanh chóng thành "đại gia" cảng cá Sa Kỳ. Tuy nhiên khi làm việc với cơ quan chức năng, các chủ hàng bao giờ cũng biện bạch "không biết là các cá thể rùa nằm trong danh sách đỏ, quý hiếm".

Theo Giadinh.net, 14/12/2013
Đăng ngày 15/12/2013
Hoàng Linh
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:28 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:28 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:28 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:28 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:28 23/09/2024
Some text some message..