Hiệu quả tài chính giữa hai mô hình thu trứng và sinh khối Artemia ở độ mặn thấp

Artemia từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các trại giống và là thức ăn không thể thay thế cho hầu hết ấu trùng tôm cá trong giai đoạn đầu, nhất là tôm cá nước lợ vì chúng là loại thức ăn tươi sống, có giá trị dinh dưỡng cao và có kích thước phù hợp.

Artemia
Artemia từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các trại giống

Artemia có sinh cảnh sống đặc trưng là vùng nước mặn, chỉ được nuôi vào mùa khô (từ tháng 11 âm lịch đến tháng 5 âm lịch năm sau), có độ mặn cao như trên ruộng muối. Do đó, việc mở rộng vùng nuôi rất hạn chế. Ngoài trứng bào xác, nhu cầu về Artemia sinh khối cũng ngày càng tăng vì nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp cho nhiều cỡ miệng của các loài thủy sản.

Hai mô hình nuôi Artemia được bố trí trên ruộng muối ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trên các ao nuôi diện tích 2.000 m2 (2 ao cho mỗi mô hình). Mật độ thả lần lượt là 200 con/L đối với mô hình nuôi sinh khối và 100 con/L đối với mô hình thu trứng. 

Kết quả cho thấy về yếu tố môi trường nuôi tương tự nhau ở hai mô hình. Mật độ quần thể cao nhất ở mô hình sinh khối là 366 con/L và mô hình thu trứng là 237con/L. 

Mô hình nuôi sinh khối: Sức sinh sản cyst trung bình dao động từ 76 đến 104 phôi/con cái cao nhất ở là 104±39 phôi/con cái và thấp nhất là 70±25 phôi/con cái. Sức  sinh sản nauplius cao nhất là 40±25 phôi/con cái ở tuần 6 và rất thấp ở tuần 2, 3, và 4. Trong mô hình nuôi sinh khối, ở tuần 2 và 3, tỷ lệ đẻ con rất thấp <20% sau đó tăng nhanh ở các tuần tiếp theo từ 8% lên 50% ở tuần 6.

Mô hình thu trứng: Ngược lại với mô hình thu sinh khối thì ở mô hình thu trứng không áp dụng việc thu tỉa do đó sức sinh sản cyst, sức sinh sản nauplii, tỷ lệ đẻ con không có biến động lớn và dao động lần lượt là 72-78 phôi/con cái, 16-20 phôi/con cái và 15-21%.

Số lượng trung bình phôi cysts và phôi nauplius
Số lượng trung bình phôi cysts và phôi nauplius (phôi/con cái/lần), tỷ lệ đẻ con của mô hình nuôi sinh khối (a; n=455) và mô hình thu trứng (b; n=599)

Biến động năng suất sinh khối và cyst
Biến động năng suất sinh khối và cyst ở mô hình nuôi sinh khối (a) và năng suất cyst ở mô hình thu trứng (b)

Kết quả cho thấy năng suất sinh khối ở mô hình nuôi sinh khối là 3.037,6±265,2 kg/ha/vụ cao hơn so với năng suất sinh khối ở mô hình nuôi thu trứng (520,1±11,5 kg/ha/vụ). Ngược lại thì năng suất cyst ở mô hình nuôi thu trứng (71,5±8,5 kg/ha/vụ) cao hơn so với năng suất cyst ở mô hình nuôi sinh khối (14,6±8,1 kg/ha/vụ).

Mô hình nuôi sinh khối: Năng suất sinh khối trung bình từ 187,5 đến 488,75 kg/ha/6 tuần. Năng suất sinh khối đạt 375 kg/ha ở  tuần thức 2, giảm dần từ tuần 2 đến tuần 4, sau đó tăng lên và đạt cao nhất ở tuần thứ 5. Sự biến động năng suất sinh khối phụ thuộc lớn vào việc thu tỉa sinh khối. Điều đó cho thấy rằng khi nuôi Artemia ở độ mặn thấp (60%) nếu quản lý tốt việc thu tỉa thì có thể điều chỉnh được phương thức sinh sản từ đó có thể điều chỉnh được thành phần quần thể nhằm đạt năng suất cao nhất (cyst hoặc sinh khối). Bên cạnh sinh khối thì ao nuôi sinh khối ở độ mặn thấp còn thu được trứng cyst như là sản phẩm phụ của mô hình (dao động 0-7,3 kg/ha/6 tuần), góp phần nâng cao lợi nhuận của mô hình.

Diễn giảiĐơn vịTổng năng suất sinh khốiTổng năng suất trứng
Mô hình sinh khốikg/ha/vụ3.037,6+-265,214,6+-8,1
Mô hình thu trứngkg/ha/vụ520,1+-11,5071,5+-8,5

Tổng năng suất thu hoạch trứng và sinh khối của hai mô hình nuôi

Qua nghiên cứu cho thấy khi nuôi Artemia ở độ mặn thấp (60%) thì nuôi Artemia sinh khối có hiệu quả hơn so với nuôi thu trứng và quản lý việc thu tỉa sinh khối có vai trò quan trọng trong việc quản lý quần thể Artemia nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, kết quả này có thể giúp người nuôi Artemia lựa chọn mô hình nuôi phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng hết sức phức tạp.

Ví dụ khi thời tiết không thích hợp cho việc nuôi thu trứng (chưa đủ độ mặn hay độ mặn thấp) thì người nuôi có thể chuyển sang nuôi sinh khối. Bên cạnh đó, đến cuối vụ nuôi khi độ mặn giảm (đầu mùa mưa), người nuôi Artemia có thể kéo dài thời gian nuôi bằng cách chuyển qua nuôi thu sinh khối nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho mô hình nuôi.

Kết quả từ thí nghiệm có thể đưa ra các khuyến cáo cho hộ nuôi trong vùng lựa chọn mô hình nuôi phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện của nông hộ để thu lại lợi nhuận cao nhất.

Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

Đăng ngày 11/10/2023
Minh Minh @minh-minh
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:21 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:21 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:21 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:21 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:21 19/09/2024
Some text some message..