Hình thành "hạm đội" tàu biển

Lâu nay ngư dân Quảng Nam vẫn mong đóng được những chiếc tàu lớn để vươn khơi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Hơn một năm qua, kể từ khi Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh ra đời, nhờ vào nguồn quỹ này, ước mơ vươn khơi bằng tàu lớn của ngư dân đã trở thành hiện thực.

tau bien
Nhờ nguồn Quỹ hỗ trợ ngư dân, nhiều tàu công suất lớn được đóng mới, vươn khơi.Ảnh: V.V.T

“Nhà” mới của ngư dân

Con tàu với ngư dân là ngôi nhà và còn hơn thế nữa bởi họ gắn bó sinh tử gần như thường trực trên tàu giữa nghìn trùng biển khơi sóng gió. Bởi vậy, lễ hạ thủy một chiếc tàu với ngư dân được xem là ngày về nhà mới.

Mới đây, chúng tôi chứng kiến lễ “về nhà mới” rất trang trọng của ngư dân Võ Hồng Nhân (quê xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) tại biển Tam Quang (Núi Thành). Với anh Nhân, dù là gia đình có truyền thống đi biển nhưng anh chưa bao giờ dám mơ ước bản thân có thể đầu tư đóng mới con tàu 720CV để vươn khơi. Bởi với nguồn thu nhập hiện nay, khoản tiền hơn 3,5 tỷ đồng đầu tư cho phương tiện đánh bắt (cụ thể là việc đóng mới con tàu) hoàn toàn ngoài khả năng của anh cũng như nhiều ngư dân trong tỉnh. Nhân tâm sự, chính nhờ khoản hỗ trợ 1,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh anh mới có thể đóng được con tàu mang số hiệu QNa-94646 để khai thác trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Anh cho biết, chỉ mấy ngày nữa thôi, sau khi hoàn thành khâu kiểm tra kỹ thuật, chạy thử tải, con tàu mới cùng 38 ngư dân “đi bạn” từng gắn bó thân thiết với anh sẽ vươn khơi trong chuyến đánh bắt đầu năm. “So với con tàu 400CV trước đây thì tàu mới công suất lớn hiện nay có nhiều lợi thế. An toàn là yếu tố tiên quyết hàng đầu với người đi biển, đặc biệt hiện nay khi thời tiết có những biến động khó lường do biến đổi khí hậu cũng như tranh chấp vùng đánh bắt nên sẽ không dự lường hết được những rủi ro…, vì vậy tàu lớn sẽ có nhiều ưu thế khi hoạt động trên biển” – anh Nhân nói.

Theo tính toán, mỗi chuyến xuất bến kéo dài 2,5 - 3 tháng, bình quân ngư dân khai thác được từ 25 - 30 tấn mực khô. Tuy giá mực hiện nay có bấp bênh nhưng nhiều “bạn” hy vọng sẽ có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng. Riêng chủ tàu nguồn thu sẽ cao hơn do ăn chia theo tỷ lệ 6/4. Tuy vậy, chi phí cho mỗi chuyến đi hiện nay cũng khá cao, bình quân khoảng 500 triệu đồng, đó là chưa kể mỗi lao động đi bạn sẽ “góp” bằng các nhu yếu phẩm cá nhân từ 10 - 15 triệu đồng tùy khả năng mỗi người. Điều thuận lợi là không như các tàu khác, anh Nhân vừa là chủ tàu vừa tài công. Anh đã lấy bằng thuyền trưởng hạng 4 do một cơ sở dạy lái tàu ở TP.Nha Trang cấp cách đây mấy năm.

Hình thành đội tàu công suất lớn

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết, từ khi Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam ra đời, nguồn quỹ này đã hỗ trợ 12 chiếc tàu công suất từ 600 - 1.000CV được đóng mới (mức hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/chiếc). Đã có 6 tàu hạ thủy vươn khơi. Kế hoạch năm 2014, Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh sẽ hỗ trợ đóng mới từ 10 - 15 tàu, như thế Quảng Nam sẽ từng bước hình thành đội tàu công suất lớn vươn khơi. Theo ông Tấn, đây là điều trước đó Quảng Nam chưa thể làm được. Khoảng 5 năm về trước tàu của ngư dân Quảng Nam phần lớn có công suất nhỏ, tàu trên 90CV đã hiếm huống hồ tàu 1.000CV. Đầu năm mới, không khí của lễ hạ thủy con tàu công suất lớn của anh Nhân đã trở thành niềm phấn khởi chung của nhiều ngư dân. Đây là con tàu lớn của ngư dân Quảng Nam được hỗ trợ đóng mới trong năm 2014. Cùng với kinh phí đầu tư, những con tàu của ngư dân nằm trong chương trình này còn được hỗ trợ 1 máy thông tin liên lạc định vị vệ tinh trị giá 28 triệu đồng, hỗ trợ 50% bảo hiểm thân tàu, hỗ trợ 100% bảo hiểm người trên tàu…

Ngoài chương trình hỗ trợ dầu cho ngư dân, việc ưu đãi nguồn vốn vay là điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp sức cho ngư dân vươn khơi. Mới đây Chính phủ còn có cơ chế hỗ trợ ngư dân cả tiền mặt lẫn gạo khi vươn khơi nếu gặp rủi ro như bị tàu lạ tông chìm, tai nạn trên biển… Chia vui trong ngày hạ thủy con tàu của anh Nhân, ông Huỳnh Minh Cảnh (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, chủ tàu được Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng) cho biết, con tàu của ông cũng trong giai đoạn hoàn thiện. Không chỉ bản thân ông mà hơn 30 lao động “đi bạn” nóng lòng đợi lễ hạ thủy con tàu này. “Bởi đó là cuộc sống, là sinh kế của mấy chục con người, mong có được sự đổi đời khi có tàu lớn. Thời gian không còn xa nữa, “hạm đội thủy binh xứ Quảng” sẽ ngày một hùng hậu” – ông Cảnh nói.

Quảng Nam đang hình thành “hạm đội” tàu biển công suất lớn, chắc chắn sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào vươn khơi bám biển của ngư dân. Cùng với việc khai thác hải sản, đội tàu này còn là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền vững chắc của Tổ quốc trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa./.

Báo Quảng Nam, 22/02/2013
Đăng ngày 23/02/2014
Võ Văn Trường
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:21 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:21 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:21 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:21 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:21 24/09/2024
Some text some message..