Khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Trường Sa: Tiềm năng cần đánh thức

Vùng biển Trường Sa được xem là vựa cá lớn của cả nước, là ngư trường trọng điểm của ngư dân vùng ven biển miền Trung, trong đó có Khánh Hòa. Để đánh thức tiềm năng của ngư trường lớn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Quân chủng Hải quân đầu tư xây dựng Khu tổ hợp nuôi trồng thủy sản (NTTS) - dịch vụ hậu cần nghề cá (DVHCNC) tại đảo Đá Tây hoạt động khá hiệu quả. Ngoài cung cấp thực phẩm tươi sống cho quân dân huyện đảo, tiếp nhận sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt cho các tàu cá đánh bắt xa bờ (ĐBXB), Khu DVHCNC Đá Tây còn là nơi tránh trú bão an toàn, giúp ngư dân bám biển dài ngày.

Khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Trường Sa: Tiềm năng cần đánh thức

Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Đá Tây, điểm tựa cho ngư dân bám biển.

Điểm tựa của ngư dân

Đảo Đá Tây là một đảo chìm nằm trong quần đảo Trường Sa với chiều dài khoảng 7 hải lý, chiều rộng 4 hải lý, được bao bọc xung quanh bởi bãi đá ngầm, san hô với độ sâu lý tưởng, tạo thành một lòng hồ giữa biển. Với địa thế này, đảo Đá Tây trở thành nơi neo đậu, trú ngụ an toàn cho tàu bè khi gặp sóng to, gió lớn và đang trở thành trung tâm DVHCNC lớn của Việt Nam. Hiện Khu DVHCNC được xây dựng trên bãi san hô rộng khoảng 3.000 m2 với các kho chứa hàng, nhà nghỉ, nhà kính trồng rau xanh được đưa vào sử dụng, cùng nhiều hạng mục quy mô như bến trụ cập tàu, tường hắt sóng, sân bãi nhằm mục đích nhận sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt cho các tàu cá của ngư dân ĐBXB. Điều đặc biệt, đơn vị cung ứng nhiên liệu bằng giá bán ở đất liền, miễn phí cung cấp nước ngọt, tiền công khi sửa chữa tàu cá bị hỏng… Chỉ tính riêng năm 2011, Khu DVHCNC Đá Tây đã đón 421 lượt tàu thuyền của ngư dân vào đảo, cung cấp 393.000 lít nhiên liệu, 1.070 m3 nước ngọt miễn phí, cung ứng 20 tấn lương thực, sửa chữa hư hỏng cho 18 tàu thuyền các loại… Qua đó, giúp ngư dân ĐBXB tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian đi lại, tăng thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả khai thác.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, toàn tỉnh hiện có trên 500 tàu cá công suất 90CV chuyên ĐBXB thuộc ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa và DK1. Nhờ có khu DVHCNC ngay trên ngư trường khai thác, ngư dân miền Trung nói chung, Khánh Hòa nói riêng rất thuận lợi trong việc khai thác, bám biển dài ngày. Ngoài giảm được thời gian, phí tổn khi ra khơi, vào bờ, sản lượng khai thác cũng tăng lên đáng kể. Đây là khu DVHCNC có khả năng hỗ trợ ngư dân ĐBXB, đảm bảo an toàn cho ngư dân khi gặp nạn trên biển, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

 Nuôi cá lồng trên biển

Hiện trên đảo Đá Tây, ngoài khu DVHCNC còn có tổ hợp NTTS đang được triển khai thí điểm đạt hiệu quả cao, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp thực phẩm cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ông Chu Tiến Sơn, Trưởng Ban quản lý Khu NTTS và DVHCNC thuộc Hải đoàn 129 (Quân chủng Hải quân) cho biết: “Bắt đầu từ ý tưởng tìm một loại cá phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, tạo nguồn thực phẩm tươi sống cải thiện bữa ăn cho quân và dân huyện đảo, năm 2008, chỉ huy đơn vị quyết định nuôi thử nghiệm một vài giống cá gồm: cá chẻm, cá hồng, cá mú và cá chim. Sau gần 5 năm triển khai, đơn vị đã nuôi thành công 3 loại cá chẻm, hồng, chim, thu hoạch từ 10 - 12 tấn cá mỗi năm. Tại thời điểm này, đơn vị có 4 lồng nuôi với 5.000 con, trong đó gần 2.000 con cá chim với trọng lượng 4 kg/con; 1.000 con cá hồng trọng lượng 1,2 kg/con và gần 2.000 con cá chẻm vừa tròn 2 tháng tuổi”.

Theo ông Sơn, khu NTTS trên đảo hiện đáp ứng hơn 50% nhu cầu thực phẩm tươi sống, giúp cải thiện bữa ăn cho quân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đặc biệt, do môi trường sống rất trong sạch, cá ít mắc bệnh và phát triển rất nhanh nên sản lượng cá nuôi tăng dần theo từng năm. Mặt khác, đây là những loại cá có giá trị xuất khẩu, nếu nhân rộng được mô hình này ở các đảo khác, thu hút nhân dân cùng tham gia thì sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho đất nước.

Không thể phủ nhận, đầu tư khai thác tiềm năng đánh bắt, NTTS ở quần đảo Trường Sa không chỉ giúp ngư dân làm giàu từ biển, mà còn góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước bằng những chương trình, dự án cụ thể, thiết thực. Tuy nhiên, để phát huy được tiềm năng, thế mạnh này, Nhà nước và các ngành chức năng cần hoàn chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút người dân tham gia.

Thiếu tá Nguyễn Văn Quảng, Đảo trưởng đảo Đá Tây: “Để khai thác tốt tiềm năng đánh bắt và NTTS, điều quan trọng là phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động nuôi và khai thác, trong đó chú ý khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Thực tế, khâu này chúng ta đang rất yếu bởi khu DVHCNC chưa đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm và nước ngọt cho ngư dân. Ngoài ra, vấn đề phát triển dự án điện, tạo điều kiện để các vùng NTTS có thể trực tiếp chế biến, xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài mà không phải đưa vào đất liền còn là bài toán khó”.
 

Báo Khánh Hòa, 07/05/2012
Đăng ngày 08/05/2012
ANH TUẤN - LÊ MINH
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:22 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:22 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:22 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:22 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:22 22/09/2024
Some text some message..