Khó quản lý hoạt động nghề giã cào ven bờ

Dù tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với nghề giã cào ven bờ nhưng thực tế hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản theo kiểu tận diệt vẫn tái diễn và có chiều hướng phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Khó quản lý hoạt động nghề giã cào ven bờ
Ngư dân Tam Thanh liên tục bị mất, rách lưới và ngư cụ đánh bắt do hoạt động của các tàu giã cào ven bờ. Ảnh: H.LIÊN

Khai thác tận diệt

UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho ngành chức năng và địa phương xử lý, kiểm soát chặt chẽ đối với phương tiện hành nghề giã cào nhưng tại nhiều vùng bãi ngang ven biển Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến, Tam Hòa (Núi Thành), hoạt động khai thác giã cào ven bờ vẫn tái diễn phức tạp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lợi thủy hải sản. Nhiều ngư dân đánh bắt truyền thống vùng ven bờ mất lưới, ngư cụ do các tàu giã cào gây ra, liên tục kiến nghị yêu cầu dừng hoạt động các tàu giã cào.

Ông Đinh Cao Sơn (thôn Hòa Hạ, xã Tam Thanh) cho biết, những năm trước, mỗi tháng thời điểm này, ông thu được cả tấn ghẹ thì nay chỉ còn gần nửa tấn. Còn ông Võ Văn Thảo (49 tuổi, thôn Hòa Hạ) kể: “Ghe tôi nhỏ, chỉ 2 - 3 người đánh bắt ghẹ gần bờ, mỗi năm chi phí xong kiếm được 50 - 60 triệu đồng, nay ước chỉ còn 20 - 30 triệu là cùng”. Ông Sơn, ông Thảo cho rằng, nguyên nhân khiến nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng chính là hoạt động càn quét của các đội giã cào. “Họ sử dụng tàu công suất lớn, quét tới đáy, không con gì thoát được. Nhiều tàu còn sử dụng đèn pha công suất cực mạnh, gây hủy diệt nguồn lợi thủy sản và môi trường biển” - ông Thảo nói.

Gần đây, có nhiều ngư dân ở Tam Thanh liên tục bị mất lưới, ngư cụ hoặc rách lưới, hỏng ngư cụ cũng bởi các đội giã cào càn quét. “Họ quét luôn cả ngư cụ đánh bắt của tôi ở vùng lộng và ven bờ. Tôi thường xuyên bị cuốn lưới, ngư cụ, mỗi lần mất tiền triệu. Nhiều lần báo với lực lượng chức năng nhưng chẳng ăn thua. Có lần, vì xót của, tôi cho thuyền bám theo tàu giã cào, yêu cầu họ trả lại ngư cụ, thiết bị do vướng lưới tàu giã cào. Mong các cơ quan có chức năng giúp ngư dân ngăn chặn, xử lý các tàu giã cào để bảo vệ nguồn lợi ven bờ” - ông Thảo nói thêm.

Ông Lê Văn Thể - Trưởng thôn Hòa Hạ cho biết, cả thôn có khoảng 50 hộ khai thác nhỏ lẻ ven bờ với nghề câu mực, đánh lưới, nhiều hộ đã chuyển đổi nghề bởi nghề khai thác ven bờ thiếu ổn định, bền vững. Nhiều ngư dân không mặn mà đánh bắt xa bờ vì chi phí lớn, dễ rủi ro. Nghề giã cào có lợi nhuận cao nên số lượng phương tiện hành nghề cũng nhiều. “Chính quyền thôn nhiều lần tiếp nhận kiến nghị của dân trong thôn vì liên tục mất lưới, ngư cụ do các tàu giã cào, đã báo đến UBND xã Tam Thanh và Đồn Biên phòng Tam Thanh” - ông Thể nói.

Khó xử lý triệt để

Tam Tiến là xã có nhiều phương tiện hành nghề giã cào. Các tàu giã cào Tam Tiến ban ngày khai thác xa bờ, ban đêm hoạt động gần bờ. Giã cào có 2 loại: giã đôi (2 thuyền), giã đơn (1 thuyền). Theo ông Nguyễn Bảy (thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến), nghề giã cào giúp ngư dân đổi đời. “Nhiều người chấp nhận bị bắt và phạt tiền vẫn hành nghề giã cào. Bởi muốn họ bỏ nghề, Nhà nước phải hỗ trợ chuyển đổi nghề, quy định cụ thể vùng khai thác cho dân” - ông Bảy nói.

Ông Trần Nhất Cư - Trưởng thôn Long Thạnh (xã Tam Tiến) cho biết: “Thôn có hơn 300 người làm nghề biển, chiếm 90% dân số. Toàn thôn có 60 chiếc tàu nhưng có 30 chiếc hành nghề giã cào. Năm 2018, có 2 tàu giã cào công suất trên 90CV bị phạt vì khai thác ven bờ. Vẫn còn tình trạng ngư dân hành nghề giã cào nhưng khai báo không chính xác ngành nghề. “Địa phương đã vận động bà con hạn chế đánh bắt bằng nghề giã cào nhưng vì sinh kế, nhiều người vẫn khai gian, chấp nhận phạt tiền để hành nghề vì sinh kế. Chính quyền chỉ có thể tuyên truyền nhằm giảm, hạn chế tàu giã cào nhưng không thể yêu cầu nông dân dừng hẳn việc khai thác” - ông Cư chia sẻ.

Theo Đồn Biên phòng Tam Thanh, khu vực xã Tam Thanh, Tam Tiến và Tam Hòa có tổng cộng hơn 200 phương tiện đánh bắt thủy hải sản có công suất tàu từ 20CV đến 300CV với khoảng 1.100 lao động. Trong đó, gần 90 phương tiện tại 3 xã hành nghề giã cào. Trung tá Bùi Văn Đức - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Thanh cho biết, Đồn Biên phòng Tam Thanh đã nhận được nhiều kiến nghị, tin báo của người đánh bắt ven bờ vì tàu giã cào. Người dân rất bức xúc vì thường xuyên bị mất và hư hỏng lưới, ngư cụ. Song khó khăn là nghề giã cào cũng là một trong những nghề truyền thống ở các xã trên, lâu nay chưa có quy định cụ thể cấm hẳn đánh bắt nghề này nên rất khó xử lý.

Trung tá Bùi Văn Đức cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng Tam Thanh đã xây dựng kế hoạch trọng điểm tăng cường phối hợp với Biên đội tàu của Hải đội 2, Chi cục Thủy sản Quảng Nam trang bị lực lượng, phương tiện kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý phương tiện hoạt động giã cào ven bờ biển Tam Thanh nhằm xử lý các chủ tàu và phương tiện đánh bắt trái phép.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 15/07/2019
Hoàng Liên - Phương Phương
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:42 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:42 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:42 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:42 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:42 20/09/2024
Some text some message..