Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu

Sự sinh trưởng và phát triển của tảo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Mỗi loài tảo khác nhau sẽ có các thông số về môi trường thích hợp cho sự phát triển khác nhau. Nếu các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp thì tảo sẽ phát triển nhanh, tạo sinh khối lớn. 

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và Mạc Như Bình trường đại học Nông Lâm Huế đã xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans.   

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. 

Hình 1

Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Hình 1
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong 3 môi trường dinh dưỡng F/2, Walne, TT3 thì tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở môi trường Walne đạt mật độ cực đại cao nhất ở ngày nuôi thứ 9 (279,16 ± 1,55 x104 tế bào/mL), có pha cân bằng dài hơn. Tảo nuôi ở môi trường F/2, TT3 đạt mật độ cực đại cùng ngày thứ 9 nhưng mật độ thấp hơn lần lượt là 253,75 ± 0,42 x104 tế bào/mL và 238,57 ± 0,65 x104 tế bào/mL.  

Hình 3
Hình 3. Đồ thị thể hiện sự phát triển của tảo 

NT1: Nghiệm thức 1 (môi trường Walne); NT2: Nghiệm thức 2 (môi trường F/2); 

NT3: Nghiệm thức 3 (môi trường TT3). 

Thí nghiệm nuôi tảo ở 4 chu kỳ chiếu sáng khác nhau 12/24 giờ, 16/24 giờ, 20/24 giờ và 24/24 giờ cho thấy tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở chu kỳ chiếu sáng 24/24 giờ đạt mật độ cực đại cao nhất và sớm nhất ở ngày nuôi thứ 7 (290,76 ± 0,76 x104 tế bào/mL). Trong khi đó tảo ở chu kỳ chiếu sáng 12/24 giờ, 16/24 giờ và 20/24 giờ đều cùng đạt mật độ cực đại chậm hơn 1 ngày với mật độ lần lượt là 253,76 ± 0,85 x 104 tế bào/mL, 223,16 ± 0,57 x 104 tế bào/mL và 209,17 ± 0,43 x 104 tế bào/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tảo Chaetoceros calcitrans phát triển tốt nhất ở môi trường Walne với chu kỳ chiếu sáng 24/24 giờ. 

Hình 4

Hình 4. Đồ thị thể hiện sự phát triển của tảo 

NT1: Nghiệm thức 1 (12/24 giờ); NT2: Nghiệm thức 2 (16/24 giờ); 

NT3: Nghiệm thức 3 (20/24 giờ); NT4: Nghiệm thức 4 (24/24 giờ). 

Từ các kết quả trên ta cũng thấy tảo Chaetoceros calcitrans phát triển tốt trong cả môi trường F/2 và Walne. Nguyên nhân có thể do hai môi trường này đều có thành phần dinh dưỡng chính giống nhau như đều bao gồm NaNO3, NaH2PO4, EDTA, FeCl3 và các nguyên tố vi lượng như Co, Cu, Zn, Mn,… đây là những thành phần cấu tạo nên các chất dinh dưỡng, cần thiết cho sự phát triển của tảo. Mặc dù môi trường F/2 ngoài vitamin B1 và B12 giống môi trường Walne còn có thêm vitamin H (Biotin) nhưng hàm lượng vitamin ở môi trường Walne cao hơn. Các loại vitamin tham gia vào việc thúc đẩy sự gia tăng sinh khối của tảo. Bên cạnh đó, môi trường Walne có hàm lượng đạm và lân cao hơn môi trường F/2. Chính những lí do trên có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở môi trường Walne phát triển nhanh hơn, mật độ cao hơn, mật độ cực đại lớn hơn, pha cân bằng dài hơn và quá trình tàn lụi diễn ra chậm hơn hai môi trường còn lại ở cùng ngày nuôi. 

Giống như tất cả các loài thực vật, tảo cũng thực hiện quá trình quang hợp, chúng hấp thụ cacbon vô cơ để chuyển hóa thành các chất hữu cơ. Ánh sáng là nguồn năng lượng điều khiển quá trình này. Do đó một trong những yếu tố chúng ta cần chú ý khi nuôi tảo đó là chu kỳ chiếu sáng vì mỗi loài tảo khác nhau sẽ có nhu cầu chiếu sáng khác nhau.  

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng thích hợp cho sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans, góp phần hoàn thiện quy trình nuôi loài tảo này góp phần to lớn vào sự phát triển nuôi trồng thủy sản. 

Đăng ngày 05/04/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:25 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:25 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:25 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:25 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:25 19/09/2024
Some text some message..