Mùa nóng, về vùng đầu nguồn lũ ăn “lía”

Có dịp về thăm vùng đầu nguồn lũ An Giang, du khách sẽ không khỏi tò mò khi nhìn thấy những mâm kim loại nằm dọc hai bên đường hắt nắng chói chang. Ấy là dụng cụ dùng để chế biến “lía”- món ăn độc đáo, dân dã chỉ có ở nơi đây. Món hàng quà vặt này còn đem về nguồn thu nhập đáng kể cho người bán…

Xe bán lía phơi
Xe bán lía phơi

Món ăn đặc trưng xuất phát từ đồng bào dân tộc Chăm và được nhiều người xem là đặc sản. Món ăn cực kỳ đơn giản mà lạ miệng. Anh Dũng, người dân bản địa giải thích: “Lía mua về ngâm nước một đêm rồi rửa sạch, để ráo nước, sau đó, ướp muối với bột ngọt và ớt chừng hai giờ đồng hồ, đem phơi nắng ba tiếng là có thể ăn được. Thịt lía vốn rất giàu chất protein, chất béo, chất khoáng… Khi phơi nắng, nước đọng lại trong vỏ rất ngọt và thịt rất béo...”. Sau này, để lía chín kỹ, nhanh, người bán trùm ny-lông giữ hơi nóng.

Về vùng đầu nguồn lũ Tân Châu, nhiều người không khỏi ngạc nhiên thú vị bởi món đặc sản này được bán dạo trên đường, giống như người thành thị bán kem hay đậu phộng. Tiếng rao ngọt ngào vang lên khắp con đường “Lía đây, ai mua lía hôn?”. Chị ba Hòa, quê Phú Hữu (An Phú) đều đặn mỗi ngày đạp xe qua xã Phú Lộc, Vĩnh Xương (Tân Châu) bán lía. Chiếc xe đạp được “cải tiến” gắn bên trên mâm thiếc to hứng ánh sáng để lía được giữ nóng. Với giá bán 5.000 đồng lon, 20 lít lía giúp chị có thu nhập khoảng hơn 200 ngàn đồng/ngày. Gia đình không có đất sản xuất, mùa nước nổi đi kéo cá, còn mùa khác thì ai thuê gì vợ chồng làm nấy. Nhờ lía mà gia đình có thêm tiền trang trải mọi sinh hoạt…

Đợi con nước ròng, người làm nghề hì hục trên sông hay kinh rạch cào những mẻ lía. Trẻ con miền quê cũng rủ nhau lấy rổ tre trong bếp  lặn xúc lía dưới kinh. Những con lía nhỏ trả lại sông tiếp tục được phù sa nuôi lớn, chờ lần thu hoạch tiếp theo. Cách khai thác sản vật thiên nhiên khôn ngoan để từ đó lía có mặt hầu như quanh năm tại nơi đây và trở thành  món ăn quen thuộc trong bữa cơm nhiều gia đình. Trên địa bàn An Giang, có nhiều nơi khai thác nguồn lợi này, thậm chí có xóm chuyên làm nghề. Tuy nhiên, tên gọi “lía” (hến) chỉ xuất hiện ở vùng đầu nguồn lũ địa phương An Phú và Tân Châu. Hỏi thăm, người bản địa chỉ cười trừ chứ không rõ nguồn gốc tên gọi trên: “Ông bà xưa gọi thì gọi theo chứ không tìm hiểu nguyên cớ”. Tại TX. Tân Châu, lía luộc chấm nước mắm ớt còn là món hàng ăn vặt được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các cô cậu học sinh thường tìm đến các quán “bụi” gần trường học vừa thưởng thức, vừa chuyện phiếm…

Về vùng đầu nguồn, thưởng thức lía theo kiểu ăn chơi vui miệng hay nhậu lai rai xem ra đúng chất sông nước. Đặc biệt, lía bóc vỏ ra, lấy ruột chấm với nước mắm me ăn với cơm nguội rất ngon. Tuy nhiên nếu bị vấn đề về bao tử thì thực khách hạn chế dùng thử vì… dễ xảy ra chuyện. Ngoài ra, người chế biến món ăn cần phải kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh…

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 02/04/2013
KHÔI NGUYÊN
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:31 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:31 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:31 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:31 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:31 23/09/2024
Some text some message..