Nghề cào nghêu cám ở Gò Công Đông

Từ khu du lịch biển Tân Thành, chúng tôi được một tay cò quán nhậu hướng dẫn đi ra một bãi nghêu.

cào nghêu
Động tác cào nghêu cám trên bãi nghêu. (Hình: Bùi Trần/Người Việt)

Mỗi năm vào thời điểm gió giao mùa, bãi nghêu lại tấp nập những người lao động thời vụ cào nghêu giống. Trong một chòi lá dựng tạm bợ trên bãi biển đã có hàng chục lao động đang đang chờ nước biển ròng để ra bãi cào nghêu.

Dưới bầu trời đang kéo mây mưa đen kịt, tiếng cười tiếng đùa của dân cào nghêu khiến khách lạ cảm thấy ngạc nhiên. Hỏi thăm thì được biết tiền công một giờ cào nghêu là 50,000 VND, và lý do làm họ vui là hôm nay trên bãi của ông T có nghêu cám về, có việc làm.

Tuy tiền công được tính theo giờ nhưng không phải ngày nào cũng có việc và khi có việc cũng chỉ làm một số giờ theo ý chủ bãi nghêu.

Một người đàn ông trung niên nhìn trời rồi nói. " Chuyển mưa lớn như vầy, chắc là chỉ cào được một giờ là cùng." Có tiếng phụ nữ nói theo. "  Bi nhiêu bi, có cào là có tiền."

Đi theo nhóm lao động cào nghêu ra biển, dưới chân là bãi cát đen, trên đầu bầu trời mây mưa đen, chúng tôi háo hức muốn thấy việc cào nghêu cám, những người lao động muốn nhanh nhanh cào nghêu cho đủ giờ công trước khi mưa lớn kéo tới; thành ra cả đoàn người  cứ hâm hở đi  vào phía biển  như đi ăn đám.

Trên bãi, từng mốp năm bảy lao động xếp thành hàng so le, họ khom lưng, hai tay đè cái lưới cào kéo cát, rồi đổ cát vào từng cái bao. Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến cảnh kéo lưới cào không phải để bắt con cá con tôm mà là bắt từng hột cát.

Chúng tôi mắt dán sát vô khối cát đen vừa được cào để cố phân biệt đâu là cát đâu là con nghêu cám, nhưng vô phương phân biệt.

Được những người  cào nghêu chỉ, chúng tôi tìm đến một người đàn ông có râu quai nón như tài tử điện ảnh, ông là chuyên gia coi nghêu này, tay ông cầm một cái đĩa nhựa, tay cầm một cái vợt nhỏ, ông ta  liên tục hớt lớp cát trên mặt bãi rồi đổ vào cái đĩa màu trắng, tay ông nghiêng nghiêng cái đĩa, lớp cát mỏng chao qua chao lại, ông nhìn châm bẩm vào lớp cát để tính trử lượng nghêu cám trong cát biển.

Hỏi chuyện ông, ông cho biết. Nghêu cám theo gió, theo sóng lúc giao mùa về bãi, nếu không kịp cào thì cũng theo gió, theo sóng ra đi. Cái thời  nghêu đẻ ít, người cào nhiều mà hớ hên thì bán nhà.
Rồi ông cố chỉ cho chúng tôi cách phân biệt nghêu cám với cát, nhưng trước sau chúng tôi cũng chỉ thấy cát chớ không thấy hình dạng con nghêu cám ra sao.

Ông nói " Một lúc nữa, anh lên mấy cái dèo (hồ  nước nhỏ) trên kia chờ coi sàng cát lấy nghêu cám " Nhìn theo hướng ông chỉ chúng tôi thấy những chiếc xe Honda thồ những bao cát về chất đống bên cạnh những cái dèo, tiền công xe thồ chở cát được chủ bãi nghêu tính trên đơn số lượng bao cát vận chuyển về dèo.

cào nghêu

Những nhân công ở biển Tân Thành đang chuẩn bị xuống bãi cào nghêu. (Hình: Bùi Trần/Người Việt)

Con nghêu cám sau khi được sàng lọc khỏi lớp cát sẽ được đưa vào dèo để nuôi thêm khoảng mười ngày thì nghêu lớn bằng hạt bụi, đầu tăm. Sau đó mỗi con được bán cho các chủ bãi nuôi nghêu thịt, giá khoảng từ 3 đế 5  đồng VND một con.

Cứ thử hình dung, một con nghêu cám cỡ hạt bụi mà đã có gíá trồi sụt theo thị trường giống như như vàng hoặc đô la thì không có biển nào đủ để thỏa mãn cơn khát lợi nhuận; thế nên chuyện cướp nghêu, giết người vì nghêu là chuyện thường ngày.

Để biết lợi nhuận khủng từ những bãi nghêu chỉ cần điểm qua vài con số sau đây:  Diện tích bãi nghêu Tân Thành Gò Gông khoảng  1,500 ha, giá nghêu thịt trên dưới 20,000 VND một ký, năng xuất mỗi ha khoảng từ 15 đến 20 tấn/ha.

Ở các tỉnh phía nam còn có những bãi nghêu rộng lớn khác như ở Bến Tre, Trà vinh, Cà Mau...

Một chủ bãi nghêu muốn dấu tên, ông cho biết. Ông thầu được vài mẫu, so với cán bộ địa phương và những cấp cao hơn thì anh bãi của anh chỉ là một manh chiếu.

Mấy năm gần đây, biển ô nhiểm nghêu thịt chết liên tục có nhà thất trắng tay nhưng cán bộ lớn có vốn đen vốn đỏ chống lưng, thất mùa họ gồng được còn mình yếu,  nếu buôn tay thì họ nuốt gọn.

Từ  sau biến cố 1975, Bãi biển Tân Thành-Gò Công Đông từ chỗ là biển bùn bỏ hoang hoặc để chăn thả vịt, thì ngày nay đã biến thành bãi vàng khai thác triệt để con nghêu và nhân công giá rẻ mạt.

http://www.nguoi-viet.com/
Đăng ngày 18/06/2013
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:39 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:39 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:39 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:39 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:39 22/09/2024
Some text some message..