Ngư dân hùn tiền làm ông chủ

Ở hai thôn làm nghề biển Bàng An và Phàn Thất (xã Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi), ngư dân đã hùn tiền đóng tàu để được làm “ông chủ”, và hiện họ có thu nhập trung bình 100 - 200 triệu đồng/người/năm.

Ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa - Việt Nam.
Ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa - Việt Nam.

Không chịu làm thuê

Hai thôn Bàng An và Phàn Thất vốn là những vùng quê rất nghèo nằm ở bãi ngang, đất đai cằn cỗi, cách cửa biển Mỹ Á vài km. Những năm trước đây, vì nghèo nên trai đinh của 2 làng kéo nhau ra Đà Nẵng thuê tàu cá đi khơi, chủ tàu và bạn lái ăn chia theo tỷ lệ 6-4.

Ông Ngô Đẹp - một thuyền trưởng dày dạn cho biết: “Ra biển phải làm cật lực kiếm tiền vô trả phí tổn và chia 4 phần cho chủ. Nếu ngư dân ở Đà Nẵng chỉ đi biển hơn 10 ngày đã hối thúc quay vào bờ, thì các ngư dân ở làng Bàng An và Phàn Thất chúng tôi phải gạt mồ hôi, bám biển đánh lưới tới cùng, khi nào tàu đầy cá mới trở về”.

Cuộc đời thuê tàu cũng nhiều nỗi vui, buồn. Khi cho tàu chạy ngoài khơi vào đất liền bán cá, ông chủ tàu điện ra thông báo giá cá 15, nhưng khi tàu cập bến thì lại rớt xuống còn 13. Mệt mỏi vì chuyến biển dài ngày, các ngư dân lại cảm thấy nản lòng hơn khi giá cả do người khác quyết định. Chủ tàu đứng ra bán cá và thông đồng với chủ nậu xà xẻo thêm mấy phần của ngư dân đi biển. Ông Huỳnh Hợp - ngư dân già ở địa phương nhớ lại: “Làm ăn được mấy năm, anh em tôi bàn tính phải tự đóng tàu đi làm chứ không thể làm biển theo kiểu thuê tàu suốt đời”.

Vậy là hàng trăm ngư dân ở Bàng An và Phàn Thất rần rần lo chuyện hùn tiền đóng tàu. Khi hùn tàu, những ai có ít vốn thì hùn 10 người đóng một tàu, ai khá hơn thì 4-5 người... Cuộc chia tách của các chủ tàu đến giờ này vẫn tiếp tục diễn ra. Từ một thôn chỉ vỏn vẹn 6 chiếc tàu, giờ đội tàu của các lão nông đã phát triển lên 120 chiếc, tàu có công suất lớn nhất là 700 mã lực. Các ngư dân dự tính sẽ đóng tàu 1.000 mã lực trong thời gian tới.

Ngư dân Huỳnh Luận - thuyền trưởng tàu QNg 94559 TS cho biết: “Các ngư dân nhận được từ 100 tới hơn 200 triệu đồng sau một năm đánh bắt”. Đó là con số đáng kinh ngạc, bởi ngư dân một số địa phương khác có tàu công suất lớn, đánh bắt quanh năm mà bạn chài cũng chỉ kiếm được từ 40-50 triệu đồng/năm.

Đánh bắt hiện đại

“Ở rìa ngoài có 2 cây cá, nếu bao cho kỹ kiếm được vài tấn cá ngừ sọc dưa...”. Vào một đêm ở vùng biển Trường Sa, máy Icom trên tàu cá QNg 94559 TS của thuyền trưởng Huỳnh Luận nhận được thông tin về luồng cá. Tàu QNg 98559 TS mở tần số riêng điện báo cho các tàu bạn thân. Các tàu tranh thủ kéo hết giàn lưới để tức tốc lao đến tọa độ mới. Đoàn kết trên biển là yếu tố đầu tiên giúp những con tàu ở Bàng An và Phàn Thất ra khơi là thắng lớn.

Các thuyền trưởng cho biết: Hiện nay ngư dân 2 thôn đang áp dụng phương pháp đánh bắt hiện đại, không chơi kiểu cò con. Giàn lưới dài hơn 20km. Hàng ngày, cứ vào lúc 17 giờ, ngư dân bủa lưới xuống biển. Ngâm lưới đến 23 giờ thì kéo lên. Nhờ lắp hệ thống tời thu lưới, ngư dân đỡ nhọc công vất cả. Vừa thu lưới, vừa nhặt cá. Công việc kết thúc thì trời cũng vừa hừng đông. Còn trước đây, kéo lưới thủ công thì phải kéo dài đến trưa.

Bình minh ló rạng trên biển, thông tin về tiến độ đánh bắt được thông báo trên máy Icom: Giác lưới đêm qua mấy tấn, sọc dưa được bao nhiêu két... Theo các ngư dân, với phí tổn hiện nay, nếu giác lưới chỉ được 300kg cá thì coi như lỗ dầu. Nhưng 300kg đó toàn là cá thu thì bù tổn phí (hiện cá thu được thu mua với giá 80.000-100.000 đồng/kg). Nhiều tàu đã quây được mẻ cá lên đến 15 tấn/đêm.

Tất cả tàu cá của 2 thôn đều hành nghề xa bờ. Các ngư dân mua thêm máy Icom tầm xa đặt tại nhà để nắm thông tin, đề phòng mọi bất trắc. Trên mỗi chiếc tàu ra khơi đều trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại và đắt tiền để phục vụ việc đánh bắt.

Từ chỗ chỉ có vỏn vẹn 6 chiếc tàu, giờ đội tàu của các lão nông thôn Bàng An và Phàn Thất đã phát triển lên 120 chiếc, tàu có công suất lớn nhất là 700 mã lực. Các ngư dân dự tính sẽ đóng tàu 1.000 mã lực trong thời gian tới.

 

Dân Việt
Đăng ngày 06/03/2013
lê văn chương
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:19 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:19 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:19 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:19 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:19 22/09/2024
Some text some message..