Những khả năng siêu nhân của sinh vật biển

Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay, giun dẹp tự tái sinh, sên biển quang hợp… là những khả năng khác thường của sinh vật biển.

Black Swallower
black swallower

Loài cá Black Swallower (Chiasmodon niger) có nhiều đặc điểm khiến loài khác đáng sợ, như đôi mắt đen lồi và răng ố. Tuy nhiên, khả năng nuốt cả con mồi của nó là đặc điểm nổi bật nhất. Nó có thể nuốt con vật dài gấp hai lần và có khối lượng hơn 10 lần mình.   

sên biển

Sên biển Elysia chlorotica tự tổng hợp năng lượng thông qua phản ứng quang hợp như thực vật. Ngoài việc “đánh cắp” những gene có khả năng tạo ra diệp lục tố, chúng còn lấy trộm cả lạp lục (những bộ phận nhỏ xíu trong tế bào của tảo) để thực hiện quá trình quang hợp. Lạp lục dùng chất diệp lục để biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng. Nhờ lạp lục mà sên Elysia chlorotica không cần ăn mà vẫn sinh trưởng.  

giun dẹp

Giun dẹp tự tái sinh. Loài giun dẹp nước ngọt tên là Planaria khi bị cắt thành hai nửa, chỉ một tuần sau, từng mảnh bị cắt sẽ phát triển thành hai con giun có đầy đủ chức năng.   

cá mang rổ

Cá Archerfish (cá Mang rỗ) phun nước bắt con mồi. Loài cá biệt danh "xạ thủ" (archerfish) biết bắn nước từ miệng để làm rụng con mồi trên cây. Miệng cá Archerfish có cấu tạo khá đặc biệt, chúng có thể tạo ra một lượng áp suất lớn trong miệng làm lực để phun những tia nước thật mạnh vào con mồi.  

tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ giết mồi bằng tiểng nổ bong bóng. Tôm gõ mõ (Alpheidae) khi ngắm được con mồi sẽ kẹp càng lại, tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218 decibel, áp lực đủ giết chết những con cá nhỏ.  

cá hổ châu Phi

Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay. Cá hổ châu Phi (Hydrocynus vittatus) thường tấn công những con chim khi chúng đang bơi gần mặt nước, hoặc tung mình lên cao để tóm gọn con mồi một cách nhanh chóng. Mỗi ngày một con cá hổ thực hiện được 20 cú đớp mồi.  

Theo LV/Kiến Thức, 19/02/2014
Đăng ngày 20/02/2014
Lưu Thoa
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 14:47 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 14:47 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 14:47 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 14:47 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 14:47 22/09/2024
Some text some message..