Ninh Bình: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm trong nhà kín

Một số nông dân tại thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã có những cách làm sáng tạo trong điều chỉnh mô hình, kỹ thuật, công nghệ nuôi… mở ra hướng đi mới, đưa nghề nuôi tôm phát triển theo hướng bền vững.

Ninh Bình: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm trong nhà kín
Hệ thống ao nuôi tôm trong nhà kín của nhóm hộ ông Nguyễn Hải Đường

Đến thăm khu nuôi tôm rộng 7 ha của nhóm hộ ông Nguyễn Hải Đường và các hộ nuôi ở khối 2, thị trấn Bình Minh, nổi bật giữa cánh đồng với hệ thống hạ tầng đường, điện… được đầu tư khá bài bản. Các ao nuôi được bao bọc bởi hệ thống nhà kín kiên cố và ngạc nhiên trước sự kiểm soát tự động về các thông số môi trường ao nuôi, khâu cho ăn, sức khỏe tôm…

Ông Nguyễn Hải Đường cho biết: "Gia đình tôi nuôi tôm gần chục năm nhưng tôm chính vụ thường bị ép giá, hơn nữa mấy năm gần đây dịch bệnh bùng phát, hầu như vụ nào, gia đình nào cũng xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, lãi không đủ chi phí cho thiệt hại. Từ đó, chúng tôi nảy ra ý tưởng phải làm như thế nào để nuôi được tôm trái vụ, thứ nhất đem lại nguồn thu kinh tế, thứ hai là tăng hiệu suất sử dụng đất đai, giảm tối đa ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh lên con tôm".

Bằng quyết tâm đó, ông Đường cùng một số hộ đã vào miền Nam, ra Quảng Ninh, Hải Phòng học hỏi và đến cuối năm 2016 quyết định bước đi mang tính đột phá của các thành viên khi bỏ ra số tiền khá lớn để đầu tư vào mô hình sản xuất nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín. Mục đích là phát triển kinh tế tập thể, đồng thời tìm hướng giúp bà con nuôi tôm phát triển một cách bền vững hơn, tránh lãng phí tài nguyên ao đầm. Ông Đường cho biết, chi phí đầu tư rất cao khi làm nhà nuôi tôm, cần khoảng 600 triệu đồng để đầu tư ao nuôi 3.000 m2, gồm căng lưới bạt bao phủ, xây tường xung quanh ao nuôi, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống quạt, ôxy đáy...

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, đã cho những kết quả khá khả quan, tôm sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 100-110 con/kg. Mật độ thả tôm giống cao, thường 200 con/m2. Sản lượng đạt 20 – 22 tấn/ha. Trung bình nuôi tôm có mái che sản xuất được 4 vụ trong năm. Với giá bán hiện nay 200 triệu đồng/tấn, doanh thu đạt 4 tỷ đồng, trừ chi phí 50% thì phần lãi đạt được là tiền tỷ.

Nhờ sản xuất trái vụ cộng thêm việc tôm được nuôi theo quy trình an toàn sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học, hoàn toàn không có kháng sinh và hóa chất nên sản phẩm đầu ra tiêu thụ dễ dàng và giá bán cao hơn so với tôm nuôi thông thường. So với các ao nuôi đối chứng bên ngoài với cùng một đàn tôm giống và cùng một quy trình xử lý như nhau thì tôm nuôi trong nhà kín có hệ số sử dụng thức ăn tốt hơn, năng suất cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn. Hiện nay, chưa phát hiện dịch bệnh ở tôm trong hệ thống nhà nuôi.

Với hiệu quả kinh tế cao, nuôi tôm trong nhà kín hứa hẹn sẽ là một trong những mô hình kinh tế nổi bật tại huyện Kim Sơn.

TTKNQG
Đăng ngày 07/06/2018
Thanh Tâm
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:18 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:18 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:18 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:18 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:18 24/09/2024
Some text some message..