Phát hiện loài cá quý hiếm có khả năng dự báo động đất tại Nhật

Các ngư dân tại Okinawa, Nhật Bản đã có một phen chấn động khi phát hiện mắc vào lưới đánh bắt của mình là 2 con cá quý hiếm dưới biển sâu, được cho là điềm báo cổ xưa về động đất và sóng thần tại nước này.

Phát hiện loài cá quý hiếm có khả năng dự báo động đất tại Nhật
Cá rồng (hay còn gọi là cá mái chèo) là loài cá được cho là có khả năng dự báo động đất và sóng thần tại Nhật Bản

Hai con cá rồng (hay còn gọi là cá mái chèo), trong đó 1 con dài 3,6 mét và con còn lại dài 4 mét, đã được tìm thấy ở vùng biển phía Tây Nam cảng Toya thuộc đảo Okinawa vào ngày 28 tháng 1 vừa qua.

Theo ghi nhận của The Japan Times, 1 trong số 2 con cá rồng đã bị đứt làm đôi sau khi được kéo lên thuyền, và sau đó đã bị ăn một phần cơ thể bởi một trong các thủy thủ đoàn. Con còn lại đã chết sau khi được đưa vào đất liền.

“Cả 2 con cá này đều cố vùng vẫy khi bị mắc vào lưới,” ngư dân Satomi Higa đến từ Hiệp hội hợp tác xã thủy sản của làng Yomitan, Okinawa, cho biết, “Chúng trông thật huyền bí và tuyệt đẹp.”

Một số lượng lớn cá rồng chết trôi đã bị mắc cạn vào các vùng biển tại Nhật Bản và Peru, gây lo ngại về nguy cơ một trận động đất hay sóng thần đang cận kề.

Vốn được biết đến với tên gọi “Ryugu no tsukai”, trong tiếng Nhật nghĩa là “Sứ giả từ Long Cung”, truyền thuyết tại nước này cho rằng loài cá này thường ngoi lên bờ trước thời điểm diễn ra các trận động đất dưới biển.

Truyền thuyết này ngày càng trở nên phổ biến sau một loạt trận động đất và sóng thần diễn ra tại Fukushima, Nhật Bản, vào năm 2011, khiến 20.000 người thiệt mạng. Theo Kyodo News, ít nhất hàng chục con cá rồng đã bị đánh dạt vào các bãi biển tại Nhật Bản trước thời điểm thảm họa này diễn ra. Song các nhà khoa học đã bác bỏ những khẳng định trên.

Vào tháng trước, Kazusa Saiba, người quản lý thủy cung thành phố Uozu, Nhật Bản, cho biết tình trạng ấm lên toàn cầu và những thay đổi ngầm trong lớp vỏ Trái Đất có thể “gây xáo trộn các dòng hải lưu và đẩy các loài sinh vật dưới đáy biển lên mặt nước.”

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 21/02/2019
Việt Anh CNN
Khoa học
Bình luận
avatar

Sử dụng bột đậu tương lên men bằng Monascus purpureus M-32 cho tôm thẻ

Bột đậu nành (SBM), một loại nguyên liệu thay thế bột cá, được coi là nguồn protein thích hợp cho thức ăn thủy sản nhờ hàm lượng protein tương đối cao, hàm lượng axit amin cân bằng và nguồn cung cấp ổn định.

Bột đậu tương
• 12:00 16/07/2024

Vi khuẩn tím: Triển vọng cho ngành thức ăn thủy sản

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, có một loại vi khuẩn quang hợp màu tím, chỉ cần không khí và ánh sáng mặt trời để phát triển. Hơn thế, chúng còn có khả năng sản xuất nguồn thức ăn thủy sản chất lượng cao cho cá nuôi.

Vi khuẩn tôm
• 10:42 16/07/2024

Ulvan có tác dụng như thế nào với tôm thẻ chân trắng

Ulvan, một polysaccharide sunfat có trong thành tế bào của rong xanh thuộc chi Ulvale, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tảo ở vùng nước ven biển và đầm phá đang trải qua quá trình phú dưỡng (Fletcher, 1996).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 15/07/2024

Ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản

Prebiotic hiện đang trở thành những nghiên cứu quan trọng, nổi lên vài năm gần đây trong ngành thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính an toàn, bền vững và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cá. Bài viết cung cấp cái nhìn sâu rộng về cơ chế hoạt động, lợi ích và ứng dụng thực tế của prebiotic trong nuôi trồng thủy sản.

Prebiotic
• 10:42 09/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 10:00 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 10:00 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 10:00 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 10:00 20/09/2024
Some text some message..