Thừa Thiên - Huế: Nạn cướp cá, đánh cá bằng xung điện đang hủy hoại phá Tam Giang

Ngoài ghe máy Cole công suất lớn, “ngư tặc” còn sử dụng dao để rạch lưới, máy rà xung điện để tận diệt tôm cá của ngư dân nuôi trên phá Tam Giang. Khi bị rượt đuổi, các đối tượng sẵn sàng dùng hung khí để chống trả ngư dân và lực lượng chức năng…

ngư tặc
Một hộ ngư dân bị trắng tay do bị “ngư tặc” cướp tài sản.

Chúng tôi về thôn Mai Dương, xã Quảng Phước (Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) vào một ngày nắng gắt giữa tháng 7. Bên trong căn nhà cấp 4, anh Nguyễn Chi (38 tuổi) cùng vợ đang ngồi vá lại những mảnh lưới rách do “ngư tặc” dùng dao sắc rọc với những đường dài từ 1,2 - 1,5m.

Nhìn tấm lưới chằng chịt mảnh vá, anh Chi đắng lòng kể: “Đầu tháng 4, vợ chồng tui vay mượn gần 10 triệu đồng để sắm lưới, nò sáo và 20 triệu đồng mua giống tôm, cua và cá dìa để thả nuôi trên phá Tam Giang. Thế mà khi đang chuẩn bị thu hoạch thì bị  “ngư tặc” dùng dao xẻ lưới để đột nhập vào hồ và dùng xung điện bắt hết tôm cá”.

Cách gia đình anh Chi vài bước chân là căn nhà cấp 4 của lão ngư Hoàng Mười. Vừa bị cướp trắng gần hết số tôm cua nuôi trên 5.000m2 mặt nước, ông Mười rất bức xúc trước nạn “ngư tặc” hoành hành ở địa phương.

“Vợ chồng tui thế chấp nhà cửa rồi vay vốn ngân hàng gần trăm triệu bạc để đầu tư vào con tôm, con cá trên phá. Thế mà chỉ mới thu hoạch được một đợt thì đã bị chúng nó (ngư tặc-NV) cướp hết. Giờ không biết lấy tiền đâu để trả tiền gốc lẫn lãi cho ngân hàng…”, ông Mười xót lòng.

Để thấy rõ tường tận thủ đoạn của “ngư tặc”, ông Nguyễn Khôi, Trưởng thôn Mai Dương, dẫn chúng tôi ra chiếc đò đậu cuối thôn rồi nổ máy chạy thẳng ra con phá. Chỉ tay về phía những dãy nò sáo đầy rẫy lưới và cọc tre trong mênh mông sóng nước, ông Khôi nói: “Vùng ni là vùng giáp ranh nên mỗi đêm, “ngư tặc” thường đi thành cặp trên ghe nhỏ và dùng điện thoại liên lạc. Mỗi khi bị vây bắt thì chúng ra hiệu tẩu thoát. Hiện toàn thôn có 286 hộ thì có đến 90% hộ bị cướp”…

Trước tình trạng “ngư tặc” lộng hành trên phá Tam Giang càng ngày càng nghiêm trọng, Công an huyện Quảng Điền đã phối hợp với Công an xã Quảng Phước liên tục tổ chức những đợt truy quét. Nhiều tên cướp đã sa lưới lực lượng Công an.

Mới đây, rạng sáng 7/7, khi phát hiện đối tượng Huỳnh Cháu (35 tuổi, trú thôn Thủy Tú, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) dùng đò gắn máy Cole chạy từ hướng thôn Quảng Lập lên phá Tam Giang, lực lượng Công an huyện Quảng Điền, Công an xã Quảng Phước phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng 30 ngư dân đã tổ chức rượt đuổi vây bắt. Ngay sau khi bị bắt, Cháu khai nhận, chỉ trong vòng 1 tháng đã tổ chức 20 đêm cướp tôm cá của ngư dân trên phá Tam Giang. Dụng cụ “hành nghề” gồm: 1 ghe nhôm; 1 máy Cole; 3 bình điện ác quy và 1 kích điện (tổng trị giá 23,8 triệu đồng)… đã bị lực lượng Công an thu giữ.

Theo hồ sơ của cơ quan Công an, năm 2009, đối tượng Huỳnh Cháu và em trai Huỳnh Văn Em cũng đã tổ chức “cướp đêm” trên phá Tam Giang. Khi bị rượt quá rát, Cháu đã dùng ghe máy Cole tông thẳng vào ghe ông Võ Đà, Trưởng Công an thị trấn Sịa, khiến ông Đà bị thương nặng nên bị Toà án xét xử kết án 9 tháng tù giam vì tội “Chống người thi hành công vụ”. Ra tù, Cháu lại “ngựa quen đường cũ”…

Trước đó, vào tối 26/6, đối tượng Trần Quốc Thông (33 tuổi) cùng vợ là Đặng Thị Thu (32 tuổi, trú thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) cũng đã bị lực lượng Công an xã Quảng Phước và hàng chục ngư dân tổ chức vây bắt khi các đối tượng đang xẻ lưới vào cướp hồ cá của anh Nguyễn Chi.

Ông Nguyễn Quả, Phó Công an xã Quảng Phước còn cho biết: “Từ đầu năm 2013 đến nay, chúng tôi đã vây bắt được 9 vụ “ngư tặc” cướp tôm cá của ngư dân trên phá Tam Giang và nội đồng. Vì lợi nhuận từ những vụ “cướp đêm” quá lớn nên “ngư tặc” không từ bất cứ thủ đoạn gì. Các đối tượng sẵn sàng dùng gậy gộc, dao… để chống lại lực lương chức năng khi bị vây bắt. Tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài nhưng vì lực lượng của địa phương quá mỏng nên không thể giải quyết triệt để”...

Không chỉ xảy ra ở thôn Mai Dương mà hàng trăm hộ dân ở các thôn khác như: Hà Đồ, Phước Lập, Phước Lý, Phước Lâm (xã Quảng Phước) cùng nhiều hộ dân ở các xã Quảng Công; Quảng Ngạn, thuộc huyện Quảng Điền đều chung cảnh bị “ngư tặc… cướp đêm”. Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Quảng Điền nhanh chóng có biện pháp hữu hiệu để dẹp bỏ nạn “ngư tặc” trên phá Tam Giang

Theo CAND
Đăng ngày 21/07/2013
Lê Anh
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:59 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:59 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:59 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:59 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:59 27/09/2024
Some text some message..