Vắt kiệt đầm Thủy Triều

Đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) là nơi trú ngụ của hàng trăm loài thủy sản, đồng thời cũng là khu vực mưu sinh của nhiều hộ dân. Hàng ngày, từ sáng đến khuya, có rất nhiều người ngụp lặn trong đầm đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, để mưu sinh, nhiều người sử dụng các phương tiện hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lợi trong đầm.

đánh lưới cá đầm thủy triều

Nguồn lợi ở đầm sa sút, ông Bừng phải dậy từ sáng sớm để đánh lưới.

Vì kế mưu sinh

3 giờ sáng, ông Nguyễn Bừng (thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa) thức giấc, chuẩn bị cho buổi đi đánh lưới. Tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng chưa ngày nào ông dám nghỉ ngơi, bởi ông là trụ cột của gia đình với 2 con còn chưa yên bề gia thất và 4 đứa cháu được các con gửi chăm nom. Ông Bừng cho hay, thu nhập mỗi ngày từ việc đánh bắt cua, ghẹ ven đầm cũng được vài chục ngàn đồng, hôm nào khá hơn được 100 - 150 ngàn đồng. “Đầm càng nghèo, đánh bắt càng khó; do vậy, tôi phải dậy từ tờ mờ sáng, coi chừng con nước; 4 giờ sáng thả lưới, 6 giờ kéo lưới… Hôm nào muốn kiếm thêm con phi, con trai thì phải dầm mình cả ngày trong nước…”, ông Bừng kể. Hết đánh lưới, ông Bừng lại ngồi nhà vá lưới rách do sức nước hoặc do thủy sản phá hủy; do đó ít có thời gian nghỉ ngơi.

Để giúp tôi hiểu cách đánh lưới, ông Bừng lấy ghe đưa tôi ra đầm. Ông chọn một vị trí tốt giữa dòng và buông lưới. Từng mét lưới nhẹ nhàng buông xuống mặt nước từ đôi tay gầy guộc của người đàn ông khắc khổ, đã trải qua hàng chục năm ngày đêm bám đầm mưu sinh… Không xa nơi ông Bừng buông lưới, anh Nguyễn Văn Tĩnh (thôn Thủy Triều) cũng đang mải mê lặn ngụp. Tiếng máy nén khí trên chiếc ghe nổ giòn, bọt khí nổi gợn mặt nước. Ông Bừng nắm lấy dây dẫn khí giật khẽ, thế là anh Tĩnh trồi lên, nhoẻn miệng cười với chúng tôi. Anh trần tình: “Lặn khổ lắm, miệt mài từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà mỗi ngày cũng chỉ kiếm được dăm cân ghẹ, móng tay, vẽ áo… để bán cho người nuôi tôm hùm, được chừng 150 - 200 ngàn đồng…”. Sau khi nuôi tôm thua lỗ trăm triệu đồng, anh Tĩnh chẳng biết làm gì; thấy mọi người sắm bình hơi, máy nổ lặn đánh bắt thủy sản, anh cũng làm theo. Không chỉ đánh lưới, lặn, tại đầm Thủy Triều còn có rất nhiều cách đánh bắt thủy sản khác. Theo hướng chỉ của ông Bừng, tôi thấy nhiều người đang lặn ngụp dưới nước, chốc chốc dùng xẻng xúc cát để tìm từng con phi, con ngao…

Nguồn lợi cạn kiệt dần

Đầm Thủy Triều có diện tích hơn 2.500ha, là quần thể đầm phá đặc trưng của hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Đầm có nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, chế độ thủy văn, thủy triều thuận lợi, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh sống, phát triển, là vùng ương nuôi các loài tôm, cá, cua tạo quần đàn cho các khu vực lân cận. Tuy nhiên, nguồn lợi tự nhiên ở đầm Thủy Triều ngày càng cạn kiệt bởi cách đánh bắt, khai thác vô tôi vạ của người dân, trong khi không có kế hoạch tái tạo, bổ sung. Hầu hết các loài thủy sản trong đầm đều được đánh bắt để sử dụng làm thực phẩm cho người hoặc làm thức ăn cho các loài thủy sản nuôi… Những cái tên như: con móng tay, phi, đuôi heo (vẽ áo)… đều quen thuộc với thương lái thu mua thủy sản ở đầm. Việc khai thác quá mức đã khiến các loài thủy sản trong đầm Thủy Triều không phục hồi, tái tạo kịp. Ông Bừng chua chát: “Đầm ngày càng “đói”, không biết tôi còn làm được mấy năm nữa… Cách đây 10 năm, sản lượng đánh bắt trong đầm mỗi ngày ít nhất được chục kg, nay chưa bằng 1/4!”.

Một thực tế là khi nguồn lợi dần cạn kiệt, người dân lại nghĩ ra nhiều cách thức mới để đánh bắt lạm sát, tận thu. Nếu những năm trước, người ta dùng lờ dây, xiết điện, thuốc nổ, thì nay, sau khi bị cấm, họ chuyển sang lặn, đào… để bắt bằng được các loài thủy sinh. Anh Tr. - người thường sử dụng lờ dây cho biết: Lờ dây do người Trung Quốc làm đang được bán tại nhiều cửa hàng vật tư thủy sản trong vùng. Chiều dài mỗi lờ 7 - 8m, mỗi ghe trang bị ít nhất 50 - 100 lờ nên sức khai thác rất lớn. Đáng nói, kích thước mắt lưới của lờ rất nhỏ nên hầu như không loài thủy sản nào thoát được. Tuy vậy, trên những chiếc ghe đậu ven bờ đầm, chúng tôi vẫn thấy lờ dây bày la liệt như thách thức các cơ quan chức năng. Theo anh Tr., hiện nay, tại đầm Thủy Triều xuất hiện một cách khai thác thủy sản mới là lặn. Đêm xuống, từng nhóm người trang bị đèn đội, bình hơi, dàn hàng ngang vơ vét hết các loài tôm, cua, cá… Mỗi ngày, mỗi người có thể kiếm được 300 - 400 ngàn đồng từ cách khai thác này…

Giải pháp triệt để hơn

Không phải đến bây giờ, đầm Thủy Triều mới cần được cứu. Ông Nguyễn Văn Nghiệt, cán bộ giao thông - thủy lợi xã Cam Hải Đông cho biết, xung quanh đầm không chỉ có cư dân Cam Hải Đông sinh sống mà còn có nhiều người từ các xã lân cận đến đánh bắt, khai thác. Nguồn lợi thủy sản ở đầm ngày càng cạn kiệt nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Nghề nuôi thủy sản làm phá vỡ môi trường sinh thái; hàng trăm tấn hóa chất cải tạo, xử lý vùng nuôi đã đổ xuống đầm. Ngoài ra, nguồn nước còn ô nhiễm do lồng bè nuôi, ô nhiễm từ các nhà máy trong khu vực thải ra. Gần đây, phát sinh lờ dây khai thác có tính hủy diệt càng làm cho môi trường xáo động, hủy hoại cả những sinh vật nhỏ bé. Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi ở đầm ngày càng khó khăn, đời sống người dân sống dựa vào đầm bấp bênh hơn bao giờ hết. Một số thanh niên trong vùng đã phải tìm kiếm công việc khác để mưu sinh.

Trong khi đó, xã, huyện vẫn chưa có giải pháp triệt để. Ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm cho biết, mấy năm trước, UBND huyện đã có chỉ thị tăng cường quản lý việc khai thác, đánh bắt thủy sản trong đầm Thủy Triều. Cụ thể: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lưới cước (có kích thước nhỏ hơn 1,8cm), lờ dây, bẫy rập, nghề đáy và các ngư lưới cụ bị cấm để khai thác thủy sản trong đầm, làm cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, do chưa có chế tài cụ thể, quy định chủ yếu có tính vận động, thuyết phục nên người dân vẫn tiếp tục sử dụng. Ông Nguyễn Hữu Hảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm cho biết, thời gian qua, các hộ sử dụng lờ dây đã bị lực lượng chuyên ngành gồm: Biên phòng, Nông nghiệp phối hợp với xã kiểm tra, truy quét… Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nghề, trang bị kiến thức cho ngư dân chuyển đổi nghề; đồng thời vận động hộ kinh doanh ven đầm có ý thức thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống… Huyện cũng kiến nghị tỉnh nạo vét đáy đầm để làm sạch môi trường, mở rộng thủy vực cho các loài thủy sản phát triển. Tỉnh đã giao cho Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Quang Dự án quy hoạch cải tạo môi trường đầm Thủy Triều phát triển du lịch, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa triển khai.

Mới đây nhất, theo ông Diệp Thời Niên - Chủ tịch Hội Nông dân xã: Năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 50% vốn cho 5 hộ ngư dân chuyển đổi từ nghề lờ dây sang nghề lờ mực đánh bắt ở biển Bãi Dài. Trạm Khuyến nông Cam Lâm cũng đã phối hợp với xã xây dựng mô hình chuyển đổi từ nghề lờ dây sang đánh lồng mực; huyện cũng chỉ đạo đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho ngư dân theo Quyết định 1956…

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 10/07/2012
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:40 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:40 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:40 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:40 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:40 21/09/2024
Some text some message..