Về miền Tây đi chài cá… “thập cẩm”

Những ngày tháng Năm đầy nắng, dạo quanh các ao hồ dễ dàng bắt gặp lác đác những chiếc xuồng cùng các lão nông cởi trần đi chài cá. Người dân quê sau ngày mùa rảnh rỗi thường đến các đầm cá đã thu hoạch xong rồi để “bắt hôi”. Do nước trong hồ còn sâu nên họ phải dùng chài để bắt cá. Âu đó cũng là thú vui dân dã, góp phần tạo nên nét sinh hoạt thường thấy ở miền Tây.

chài cá
Chài cá trên chiếc xuồng con (ảnh: Hoàng Lê)

Sau khi đã thu hoạch cá xong, các chủ đầm về tìm mua giống mới để chuẩn bị thả cá vào mùa mưa. Lúc này đây, ao cá phẳng lặng, dòng nước xanh phẳng lặng như tờ, nhưng khi ném chút cám xuống hồ là cá vẫn lại nổi lên, lay động mặt nước. Cá trong hồ tháng này là cá nguyên sinh đủ loại, nào cá mè, cá sặc, cá chép… thi nhau bơi lên mặt nước để tìm thức ăn. Chỉ chờ có vậy, các lão nông đem xuồng con xuống hồ chài cá để “lai rai” buổi chiều.

Nhiều khách phương xa mới lần đầu đặt chân đến nơi đây đều thắc mắc, chài như thế để bắt cá gì? Các lão nông cười vui mà nói rằng: cá “thập cẩm”. Không thể gọi tên, cá loại gì nếu sử dụng chài mà dính lưới thì đều được. Mỗi lần quăng chài kéo lên, cá lay động làm cho lưới rung lên trông đến thích mắt.

Đối với người miền Tây, việc đi chài cá là chuyện hằng ngày nên gần như ai cũng biết cách để chài. Điều thú vị khi đi chài là được ngồi bắt cá sau khi đã kéo chài lên, con nào con nấy tươi nguyên, cố vùng vẫy trong mành lưới. Có khi cá to mắc lưới, một người kéo chài không nổi phải nhờ người khác hỗ trợ, được con cá to là có thể mang về nhà mà không cần phải đi chài tiếp.

lão nông
Chài cá là một thú vui của các lão nông miền Tây (ảnh Hoàng Lê)

niềm vui lớn
Niềm vui của lão nông khi bắt được cá to (ảnh: Hoàng Lê)

Nhớ những ngày sống ở quê, cha tôi cũng có một miệng chài dùng để bắt cá “thập cẩm” cải thiện bữa ăn cho chúng tôi. Mỗi lần thấy cha vác cái chài ra ruộng là chúng tôi mừng lắm, chạy theo chờ cha kéo chài lên để mà bắt cá. Nhờ có cái chài ấy mà anh em chúng tôi được ăn những con cá tươi, béo ngậy do bàn tay đảm đang của má tôi chế biến. Tôi thích nhất là cá ngát nấu cach chua nên mỗi khi cha tôi chài được cá ngát là tôi lại mang cá về trước để mẹ hái ít lục bình dưới mé sông nấu thành nồi canh chua khoái khẩu.

Có năm, cá trong hồ nhiều lắm, cha tôi mang chài ra đầm mỗi ngày tranh thủ bắt cá về cho mẹ phơi khô để cho chúng tôi mang lên thành phố ăn khi trọ học xa nhà. Thích nhất là cá lòng tong được má ướp đẫm gia vị rồi mang ra phơi nắng. Đến ngày tôi đi học má cẩn thận gói khô lòng tong vào miếng lá chuối rồi bỏ vào túi cho tôi. Những ngày túng thiếu xa nhà, tôi lấy khô lòng tong đem rang để dùng cho qua bữa. Ăn hết cá, cha tôi lại gửi lên cho chúng tôi dùng trong suốt thời gian trọ học.

Tháng này nắng gắt, chắc là giờ này cha tôi cũng đang vác cái miệng chài ra hồ chài cá như những ngày xưa. Nhớ mãi đôi vai gầy, làn da rám nắng của cha bơi trên chiếc xuồng con trên mặt hồ đi chài cá…

Báo Dân Việt, 25/05/2015
Đăng ngày 25/05/2015
Bài và ảnh: Hoàng Lê
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu cá Việt Nam
• 09:00 09/07/2024

Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
• 09:00 08/07/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 14:30 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 14:30 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 14:30 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 14:30 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 14:30 28/09/2024
Some text some message..